Rèn luyện, bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo cho trẻ từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 43 - 46)

vật liệu thiên nhiên.

a, Mục đích – ý nghĩa:

Biện pháp tập chung bồi dưỡng khả năng tìm hiểu và phân tích các thuộc tính kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các mối liên hệ và quan hệ bản chất của đối tượng miêu tả, tăng cường khả năng độc lập phân tích – xây dựng hình tượng sáng tạo về đối tượng miêu tả. Phát triển tư duy sáng tạo, hình thành khả năng tưởng tượng – sáng tạo.

Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển sáng tạo bởi họat động này được thể hiện dưới dạng tưởng tượng là điều kiện tốt nhất để phát triển khả năng tri giác, các thao tác tư duy và tưởng tượng.

Tập cho trẻ phân tích so sánh và đối chiếu từng sự vật riêng lẻ rồi tổng hợp lại, tìm ra mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật đó để khi tái hiện sản phẩm của bé có sự liên kết, logic.

Biện pháp rèn luyện, bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo cho trẻ từ NVLTN trong tạo hình là rất cần thiết, nó tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội kinh nghiệm về thế giới xung quanh và lĩnh hội kinh nghiệm tạo hình một cách nhanh chóng. Chính nhờ biện pháp này mà trẻ không chỉ phát triển khả năng tạo hình mà thông qua hoạt động này còn thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hoạt động trí tuệ.

b, Tiến hành:

Trong giờ học tạo hình, cô tập cho trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu từng sự vật riêng lẻ rồi tổng hợp lại, tìm ra mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để khi tái hiện luôn có sự liên kết logic giữa các sự vật.

Ví dụ: Trong giờ học tạo hình: Xếp dán bức tranh gia đình yêu thương, cô tập cho trẻ phân tích các viên sỏi, đá có hình dạng tự nhiên đa dạng để xếp thành những thành viên trong gia đình (bố, mẹ, anh, em) trên nền tranh tạo một bố cục cân đối sinh động.

Luyện tập kỹ năng phân tích một tình trạng phức tạp thành nhiều bộ phận hợp thành, kỹ năng xác định, sắp xếp liên hệ các bộ phận đó với nhau như thế nào để nắm vững đặc trưng của sự vật hỗ trợ cho quá trình tái hiện vào sản phẩm.

Chẳng hạn: Trong bức tranh xé dán thuyền trên biển, cô cho trẻ luyện tập phân tích con thuyền được trẻ tạo nên từ việc xé dán các chiếc lá bao gồm: thân thuyền và cánh buồn, cánh buồm ở phía trên của thân thuyền (có thể có 1 hoặc 2 cánh buồm). Thông qua việc phân tích cùng cô trẻ sẽ nắm được đặc trưng cơ bản của đối tượng và tái hiện nên bức tranh thuyền trên biển thật sinh động.

Trong quá trình tổ chức cho trẻ sáng tạo, giáo viên cần gây hứng thú và tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong hoạt động tri giác để trẻ diễn đạt ý đồ nảy sinh trong đầu bằng ngôn ngữ của mình bởi vì có ảnh hưởng trực tiếp tới sáng tạo.

Ví dụ: Cũng với hoạt động tạo hình: Xé dán thuyền trên biển cô gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho bé xem lễ hội đua thuyền kết hợp hát bài lá thuyền ước mơ trong quá trình tạo hình.

Cô hướng tưởng tượng của trẻ sinh gắn với hoạt động hàng ngày tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống, làm giàu vốn sống của trẻ.

Hướng hoạt động sáng tạo của trẻ trong mọi tiết học tạo hình ngày càng có mục đích, chủ động sáng tạo theo ý mình đã đặt ra nhằm thực hiện nhiệm vụ tạo hình một cách nhanh chóng.

Với giáo viên tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những hiểu biết của mình để tìm những phương thức thực hiện hợp với khả năng và ý đồ của mình, khuyến khích ở trẻ những sáng kiến, tính táo bạo tìm tòi các phương pháp mô tả đẻ giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo HĐTH.

Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để hướng dẫn trẻ như : trực tiếp, gián tiếp,... đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn và sử dụng linh hoạt, khéo léo, tùy thuộc vào khả năng của trẻ đồng thời tạo được không khí học nhẹ nhàng, thoải mái khi trẻ thực sự cảm thấy hứng thú và giàu ý tưởng tạo hình thì trẻ sẽ tích cực hoạt động tập trung mọi sức lực của mình để thực hiện yêu cầu của giờ học, trẻ không đơn thuần bắt chước tranh mẫu, vật mẫu mà đã có sự biến đổi một cách sáng tạo của mình để khi gặp đối tượng, sự vật cần miêu tả là trong đầu trẻ đã nhanh chóng hình thành nên các nội dung cần tái hiện và cách thức tái tạo nó.

Chẳng hạn: Cho trẻ tham gia vào các HĐTH cô giáo có thể kết hợp sử dụng đồng thời nhiều biện pháp, nhóm biện pháp khác nhau để hướng dẫn trẻ. Cô giáo sử dụng nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận: bằng việc cho trẻ quan sát, nghiên cứu đối tượng qua vật thật, tranh mẫu… Nhóm phương pháp

thực hành ôn luyện: giúp trẻ vận dụng kiến thức được học vào bài tạo hình và biết biến đổi một cách sáng tạo như: Cùng là hạt nhãn trẻ có thể làm con kiến, hay trong trường hợp khác trẻ có thể lấy nó làm mắt của con vật…

c, Điều kiện vận dụng:

Để trẻ tiếp xúc với đối tượng miêu tả một cách có hệ thống từ dễ tới khó từ xa tới gần để trẻ có cái nhìn tổng quát đi tới phân tích suy luận có lô gic.

Tập cho trẻ miêu tả theo chủ đề với nhiều phương pháp khác nhau cô cho trẻ tự chọn hoặc trẻ tự đưa ra các phương án và chọn rồi cô đặt câu hỏi và trẻ trả lời.

Tạo điều kiện cho trẻ được tạo hình mọi lúc, mọi nơi, trong lớp tạo hình, trong giờ chơi, qua việc sử dụng NVLTN.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 43 - 46)