Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 56 - 68)

3.5.1. Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC. Bảng 3.1: Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN ở lớp ĐC và lớp TN trước thực nghiệm (theo TC).

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá

TC1 TC2 TC3

TN 40 1.56 2.24 2.04

ĐC 40 1.60 2.16 2.06

Từ bảng 3.1 chúng ta có thể thấy rất rõ mức độ biểu hiện tính sáng tạo (tính theo TC) của hai nhóm là tương đương nhau. Qua quan sát trẻ tham gia HĐTH với các giờ học chúng tôi đưa ra tôi nhận thấy rằng tính sáng tạo của trẻ ở trẻ cả hai nhóm lớp ĐC và TN đều chưa thực sự được cao, trẻ chưa biết sáng tạo trên sản phẩm của mình khác với cô, với bạn vẫn còn gò bó khuôn khổ.

Tiêu chí 1: Về bố cục, khi cho trẻ tham gia vào HĐTH hầu hết trẻ chưa biết cách làm chủ không gian tờ giấy, sắp xếp các hình tượng chưa có chiều sâu không gian ( xa – gần, to – nhỏ)…, do vậy sự biểu hiện tính sáng tạo của trẻ còn khá thấp.

Tiêu chí 2: Về màu sắc ở cả hai lớp TN và ĐC đều đạt ở mức trung bình. Trẻ đã biết sử dụng vật liệu, xong còn bắt chước, dập khuôn, chưa thể hiện được khả năng tự lực sử dụng vật liệu phối hợp màu sắc phù hợp.

Tiêu chí 3: Về hình tượng, ở tiêu chí này điểm trung bình của nhóm TN là 2.04 điểm và nhóm ĐC là 2.06. Kết quả này cho thấy trẻ chưa thực sự biết chọn NVLTN phù hợp với hình dạng đặc trưng của đồ vật được miêu tả. Tỉ lệ trong cấu trúc còn thiếu chính xác. Tính sáng tạo của trẻ chưa phù hợp với ý đồ tạo hình.

Bảng 3.2: Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm về tính sáng tạo của nhóm TN và nhóm ĐC (tính theo %). Lớp Số trẻ Mức độ % Tốt Khá TB Yếu Thực nghiệm 40 25 37.5 25 12.5 Đối chứng 40 27.5 35 22.5 15

Biểu đồ 3.1: Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm về tính sáng tạo của nhóm TN và nhóm ĐC (tính theo %). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá TB Yếu TN ĐC %

Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy mức độ biểu hiện tính sáng tạo của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chưa có sự chênh lệch quá lớn và đều chưa cao. Cụ thể:

Mức độ tốt của trẻ ở cả hai lớp còn thấp, lớp thực nghiệm chiếm 25% và lớp đối chứng là 27,5%, tập chung chủ yếu ở mức khá và trung bình. Mức độ yếu còn tương đối nhiều: lớp thực nghiệm chiếm 12,5%, lớp đối chứng chiếm 15%.

Kết quả khảo sát tính sáng tạo của trẻ ban đầu là tương đương nhau và xoay quanh mức độ 2, 3 tỉ lệ đạt mức độ 4 còn cao trong khi đó tỉ lệ ở mức độ 1 còn tương đối thấp. Điều này đòi hỏi giáo viên cần tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm phát huy tính sáng tạo cho các cháu.

Như vậy kết quả trước thực nghiệm: Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy rằng: tính sáng tạo của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm không có sự chênh lệch quá lớn ở các HĐTH. Tính sáng tạo của cả hai nhóm đều đạt ở mức khá, trung bình, điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp tác động của giáo viên chưa thực sự có hiệu quả. Hầu hết trẻ đều biểu hiện tính sáng tạo của mình ở mức độ 2 và 3, mức độ 1 tương đối ít. Do vậy, đòi hỏi các giáo viên cần có những biện pháp thích hợp nhằm phát triển tối đa tính sáng tạo của trẻ.

3.5.2. Kết quả thực nghiệm hình thành

Chúng tôi tiến hành các HĐTH thực nghiệm với nội dung khác nhau trên nhóm thực nghiệm. Trình tự sắp xếp các tiết học và hình thức tạo hình ngoài tiết học không làm ảnh hưởng đến chương trình giáo dục chung. Trong mỗi giờ tạo hình chúng tôi đều chọn một biện pháp chính và sử dụng thêm các biện pháp khác nhằm hỗ trợ cho quá trình tổ chức đạt hiệu quả cao. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp thông qua giờ học.

Trong quá trình quan sát, chúng tôi cố gắng giúp trẻ nắm bắt đối tượng và bao quát tổng thể - từng chi tiết, so sánh, phân tích đối chiếu tìm ra mối

quan hệ giữa các đối tượng và cuối cùng là quan sát nắm bắt toàn bộ cấu trúc trong một chỉnh thể chọn vẹn.

Chúng tôi đặt hệ thống câu hỏi (Tại sao? Để làm gì? Như thế nào…?) không những thu hút sự chú ý của trẻ tới đối tượng quan sát mà còn giúp trẻ nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính của đối tượng một cách dễ dàng, nhanh nhạy hơn. Hệ thống câu hỏi luôn luôn được điều chỉnh linh hoạt để giúp trẻ định hướng vào việc phát triển và phân tích những nét mới trong đối tượng miêu tả.

Chương trình tác động được tổ chức theo các hướng sau:

+ Động viên trẻ tích cực phát huy khả năng độc lập quan sát đã được quan sát ở giai đoạn trước.

+ Tăng cường củng cố và bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo.

+ Kích thích trẻ vận dụng những kinh nghiệm riêng, vốn biểu tượng tạo hình đã có vào tình huống tạo hình mới, phát tính sáng tạo của trẻ.

+ Tích cực khơi gợi cảm xúc của trẻ qua những bài thơ, bài hát, câu chuyện cổ tích, câu đố, khích lệ động viên trẻ tìm kiếm phương thức miêu tả.

Phối hợp sử dụng câu đố, trò chơi, bài hát, bài thơ giúp trẻ nhanh chóng nắm bắt được nội dung tranh vẽ, bước đầu nhận biết được các phương tiện biểu cảm truyền đạt nội dung ý tưởng, thái độ, tình cảm của mình. Qua đó trẻ cảm nhận được những nét đẹp trong tác phẩm nghệ thuật, trẻ thêm yêu và say mê với hoạt động nghệ thuật.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nhóm biện pháp khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiện riêng trong việc sử dụng NVLTN để phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Luôn luôn tạo cho trẻ không khí vui vẻ, bất ngờ kích thích xúc cảm hình tượng mạnh mẽ, kích thích trí tưởng tượng cho trẻ hoạt động tích cực sáng tạo. Đồng thời giáo dục cho trẻ tình cảm yêu mến cái đẹp và thể hiện thái độ, tình cảm qua các sản phẩm tạo hình.

Chúng tôi tăng cường cho trẻ làm quen tác phẩm nghệ thuật có bố cục tương đối phức tạp, các tác phẩm được lựa chọn phù hợp với trình độ nhận

thức, thị hiếu thẩm mỹ của trẻ nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát, tạo ấn tượng cảm xúc phong phú về sự đa dạng các sự vật hiện tượng. Trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong các buổi dạo chơi, tham quan hoạt động vui chơi, ngày hội, ngày lễ…

Trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về sự vật thông qua đàm thoại chất lượng các bài tạo hình của trẻ được nâng cao cả về nội dung và hình thức.

Ví dụ:

+ Ở hoạt động sâu hạt “Hai chú kiến đoàn kết”, chúng tôi tổ kết hợp sử dụng các nhóm biện pháp 1, 2: Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên, gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những NVLTN (hạt nhãn)… để trẻ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về nội dung, đối tượng cần miêu tả (con kiến). Cụ thể: trong các buổi dạo chơi hay trong các tiết khám phá khoa học cô cho trẻ quan sát, tiềm hiểu về con kiến các đặc điểm thân mình, râu, thân, chân… Ngoài ra để cho trẻ thực hiện tốt hoạt động sâu hạt “Hai chú kiến đoàn kết”, chúng tôi còn sử dụng nhóm biện pháp 5, 6 làm mẫu, kết hợp giải thích cho trẻ quan sát đồng thời Khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng NVLTN để phát huy khả năng sáng tạo của mình (bé có thể thay hạt nhãn bằng các hạt tương ứng: hạt vải..).

* Nguyên liệu: - 6 hạt nhãn đen

- 3 sợi dây đồng, mỗi dây dài 6cm - Một sợi dây đồng dài 20cm - Một tờ đề can nhỏ.

- Dùi nhọn * Cách làm:

- Dùng dùi nhọn đục xuyên một lỗ qua núm của 6 hạt nhãn theo chiều dọc.

Đục xuyên 3 lỗ cách đều nhau theo chiều ngang 2 hạt nhãn

- Dùng 3 dây đồng (mỗi dây dài 6cm) xâu vào 3 lỗ theo chiều ngang của hạt nhãn làm chân kiến.

- Bẻ sợi dây vuông góc 1cm xuống làm chân kiến

- Dùng dây đồng dài 20cm gập đôi sâu 3 nhãn với nhau. 2 đầu dây là dâu con kiến.

- Dán hai mắt kiến bằng giấy đề can

+ Với hoạt động xé dán tranh theo đề tài: “Thuyền trên biển” Chúng tôi kết hợp đồng thời các nhóm biện pháp 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Ban đầu chúng tôi tổ chức chức cho các cháu quan sát các lại lá cây: lá mít, lá lộc vừng lá, lá bạch đàn…tạo cảm xúc cho trẻ khi được quan sát các loại lá này và đàm thoại hỏi trẻ có thể làm được gì với những chiếc lá này? Tạo điều kiện cho trẻ suy luận, vận dụng vốn hiểu biết riêng của mình trả lời và thực hiện yêu cầu của cô giáo. Cuối cùng cô giáo cần làm mẫu giúp trẻ thực hiện tốt HĐTH của mình.

+ Ở hoạt động xếp dán bức tranh: “Gia đình yêu thương”, chúng tôi sử dụng nhóm biện pháp 3, 5: Giáo dục lòng say mê, sự ham thích của trẻ với nghệ thuật tạo hình – Xếp dán tranh bằng đá, sỏi tự nhiên. Cô khuyến khích cháu vận dụng các kinh nghiệm riêng trong việc lựa chọn các viên đá, sỏi có hình dạng tự nhiên phù hợp với các bộ phận: đầu thân trên cơ thể người để tạo thành bức tranh “Gia đình yêu thương” thật sinh động. Bé biết sử dụng keo, hồ dán đúng cách, đạt vị trí các viên sỏi, đá làm đầu, thân người hợp lý. Chúng tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng say mê tham gia hoạt động này.

+ Với hoạt động trang trí hình vuông theo ý thích bằng NVLTN là hoa, lá, vỏ trứng… chúng tôi sử dụng các nhóm biện pháp 1, 2, 3, 5 và nhận thấy rằng: Trí tượng và sự sáng tạo của trẻ khá phong phú. Ví dụ như: Bé Hoài Linh sử dụng lá tre làm thân, hoa phượng làm cánh con bươm bướm, nhị hoa phượng làm râu con bướm. Còn bé Bảo Nam dùng lá thanh táo làm con chuồn chuồn. Không chỉ vậy, nhiều bé khác còn dùng gân của các loại lá khô tạo hình rất ngộ nghĩnh.

+ Cuối cùng, ở hoạt động tạo hình bằng lá cây: “Đồi cây” chúng tôi sử dụng nhóm biện pháp 1 và 2 và nhận thấy rằng sau khi các bé được các cô cho quan sát các đồi cây qua tranh, ảnh trẻ tự đưa ra nhận xét của mình về bức tranh. Bé Nhật Anh nói: Đồi cây vào mùa thu ít lá và có nhiều lá vàng rụng, còn đồi cây lúc mùa xuân có nhiều lá màu xanh non. Cô giáo hỏi cháu: Bây

giờ cháu tạo bức tranh đồi cây như thế nào? Cháu dùng các cành cây khô làm thân cây, rồi dán lá xung quanh thân cây tạo thành tán cây và làm nhiều cây sẽ tạo thành đồi cây ạ. Dưới sự hướng dẫn của chúng tôi trong HĐTH này chúng tôi không khỏi bất ngờ với những gì các cháu đã tạo nên – sáng tạo mang dấu ấn riêng về màu sắc, bố cục, hình tượng của mỗi trẻ.

Tóm lại, trong quá trình thực nghiệm nhờ có sự phối hợp hợp lý các biện pháp tổ chức HĐTH trẻ từng bước đã có những chuyển biến đáng kể cả về nhận thức lẫn kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ sảo tạo hình tạo điều kiện cho sáng tạo phát triển sáng tạo. Đặc biệt nhóm biện pháp 7: Trò chơi hóa sản phẩm được chúng tôi sử dụng trong tất cả các HĐTH mà chúng tôi đưa ra cho nhóm thực nghiệm. Điều chúng tôi nhận được là trẻ rất hứng thú với việc sử dụng sản phẩm của mình vào các hoạt động khác như: Triển lãm tranh nghệ thuật, món quà tặng gia đình,..Đây là biện pháp góp phần không nhỏ trong việc kích thích phát huy tính sáng tạo cho trẻ trong HĐTH.

3.5.3. Kết quả đo cuối sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC.

Tôi tiến hành tổ chức cho trẻ tham gia các HĐTH ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC. Tôi tiến hành trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ ở nhóm TN và đề nghị dùng các biện pháp mà tôi đã đề xuất, các biện pháp này được sử dụng đan xen, hỗ trợ nhau trong các HĐTH. Sau quá trình sử dụng các biện pháp chúng tôi đề xuất chúng tôi thu được kết quả như sau:

* So sánh kết quả phát huy tính sáng tạo ở hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm.

Bảng 3.3: Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN ở lớp ĐC và lớp TN sau nghiệm (tính theo TC).

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá

TC1 TC2 TC3

TN 40 2.85 3.00 2.90

Biểu đồ 3.2: Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN ở lớp ĐC và lớp TN sau nghiệm (tính theo TC).

Từ bảng 3.3 và biểu đồ 3.2, tôi có thể kết luận rằng: Sau khi tác động vào lớp TN bằng các biện pháp đề xuất thì trẻ ở lớp TN có tiến bộ đáng kể. Cụ thể:

Tiêu chí đánh giá về tính sáng tạo của trẻ ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC chênh lệch 1 điểm, trong đó nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều đó khẳng định trẻ ở nhóm thực nghiệm có tính sáng tạo cao hơn trẻ ở nhóm ĐC; Trẻ đã biết làm chủ không gian tờ giấy, sắp xếp các hình tượng thể hiện theo chiều sâu không gian ( gần – to, xa – nhỏ, gần – cao, xa – thấp). Sử dụng màu sắc phù hợp với nội dung của bài tập, thể hiện được tình cảm đối với những gì được miêu tả. Tạo dựng hình tượng với đường nét mạch lạc, mềm mại. Thể hiện được đặc điểm riêng của đối tượng được miêu tả, các bộ phận hợp lý và ở nhóm TN trẻ đã biết, hiểu được các mối quan hệ trong không gian và bộc lộ khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Ở cả ba tiêu chí trẻ ở nhóm TN đều đạt được điểm ở mức độ tốt, điều này cho thấy tính sáng tạo của trẻ ở nhóm này tương đối tốt.

Điểm của trẻ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, ở tiêu chí 1 nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.93 điểm, tiêu chí 2 nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.37 điểm, ở tiêu chí 3 nhóm ĐC thấp hơn nhóm TN là 0,7 điểm.

Tính sáng tạo của trẻ ở nhóm ĐC kém hơn nhóm TN là 2.85 điểm, nhóm ĐC là 1.92 điểm (tương đương mức độ yếu). Điều này cho thấy trẻ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 TN ĐC

được tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên thì trẻ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kinh nghiệm sẽ trở thành tri thức, kĩ năng vốn có, khả năng sáng tạo trong đầu trẻ. Càng ngày vốn tri thức của trẻ càng được phát triển. Do vậy trẻ ở nhóm TN có tính sáng tạo cao hơn trẻ ở nhóm ĐC.

Kết quả sau thực nghiệm: Qua sự phân tích kết quả thực nghiệm trên cho thấy: Sau thực nghiệm các kết quả về giá trị %, điểm trung bình và điểm của các tiêu chí của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC và cao hơn nhóm TN trước TN. Tuy lớp TN và ĐC tiến hành trên cùng một cơ sở vật chất, cùng một hoạt động nhưng khi tác động các biện pháp đề xuất vào lớp TN thì số trẻ ở mức độ 1 tăng lên và cao hơn lớp ĐC đặc biệt trẻ ở mức độ 3 còn rất ít, điều này chứng minh rằng: Khi sử dụng các biện pháp phát huy tính snags tạo cho trẻ thông qua HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN mà chúng tôi đã đề xuất, thì Trẻ đã biết làm chủ không gian tờ giấy, sắp xếp các hình tượng thể hiện theo chiều sâu không gian ( gần – to, xa – nhỏ, gần – cao, xa – thấp). Bố cục cân

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 56 - 68)