Mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 26 - 28)

có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi

Để công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ đạt được hiệu quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội, đặc biệt và chủ yếu đó là gia đình và nhà trường. Trong đó, Gia đình, nhà trường và xã hội vừa là môi trường giáo dục vừa là lực lượng trực tiếp tác động hàng ngày hàng giờ vô cùng quan trọng với từng đứa trẻ.

Việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trẻ được dựa trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm để đạt mục đích chung phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo.

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo kết hợp với giáo dục gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo.

Giáo dục nhà trường được xem như là một định chế chuẩn mực trong định chế xã hội nói chung. Nó thể hiện được những hệ thống kiến thức, kĩ năng và về chuẩn mực mà xã hội quy định một cách có tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, đặc biệt nhà trường phải giữ vị trí trung tâm trong tổ hợp giáo dục. Nói một cách khác, giáo dục nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục nói chung. Điều 93 luật giáo dục (trang 69) quy định trách nhiệm của nhà trường: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục”.

Gia đình chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc kết hợp với nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thừa nhận: Người mẹ là “cô giáo đầu tiên” của trẻ và gia đình là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ. Qua đó, trẻ học hỏi được những bài học đầu tiên để “làm người”. Gia đình vừa là cơ quan thu nhận thông tin từ nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và đồng thời cũng là nơi xử lí thông tin vô cùng quan trọng: Trẻ mẫu giáo thường có những dấu ấn rất sâu sắc trong việc định hướng các giá trị từ việc xử lí thông tin trong gia đình của họ. Giáo dục gia đình có những sức mạnh to lớn mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không thể có được. Một trong những sức mạnh đặc trưng cơ bản của giáo dục gia đình là được bắt nguồn từ quan hệ máu thịt – quan hệ huyết thống.

Tại hội thảo quốc tế “Giáo dục – đào tạo” Sự tìm kiếm chất lượng” được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ 18 đến 20 tháng 4 năm 2006, khi đánh giá vai trò của phụ huynh tiến sĩ Maixime Compaore (18) khẳng định: “Nền tảng gia đình đóng một vai trò quyết định trong giáo dục. Nếu muốn con cái học giỏi, cha mẹ

phải thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà và theo dõi xem chúng có đi học đầy đủ không, phối hợp chặt chẽ với thầy cô giáo những người có thể đưa ra lời khuyên, giúp cha mẹ nắm được mục tiêu của cấp học, nội dung chương trình học, phương pháp truyền thụ kiến thức và hướng dẫn cha mẹ giúp con trẻ học tốt hơn”.

“Cha mẹ là người gần gũi và là người hướng dẫn đáng tin cậy cho trẻ. Quan điểm và những lời khuyên răn của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hiệu quả công việc ở trường của các em. Nó có thể giúp trẻ mẫu giáo học tập một cách có hiệu quả”. TS. Shun Wing (28)

Cùng với mong muốn về một nền giáo dục có chất lượng cao cho con, các bậc phụ huynh cũng nên khẳng định sự hiện diện của mình tại trường. Đồng thời gia đình cần chủ động xem những ý kiến của nhà trường về tình hình học tập, tu dưỡng của con em mình, họ cần quan tâm đầy đủ và đúng mức đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Người lớn trong gia đình phải là những tấm gương mẫu mực để con em mình học tập và noi theo.

Ngoài ra, giáo dục xã hội được xem như những tác động bên ngoài hỗ trợ đắc lực cho quá trình giáo dục ở nhà trường giáo dục trong gia đình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)