trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi trường MN Phong Châu – TX Phú Thọ - Phú Thọ
Thông qua thực tế ta có thể rõ ràng thấy được sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Những tác động đó có thể là tác động tích cực hoặc là tiêu cực, vì vậy chúng ta cần có biện pháp tốt để có thể xây dựng mối quan hệ giũa gia đình và
nhà trường một cách bền vững và chặt chẽ để hiệu quả giáo dục đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.7: Đánh giá của GV và PH về mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.
Các yếu tố ảnh hưởng Không có ảnh hưởng Có ảnh hưởng nhưng ít Ảnh hưởng thường xuyên Tổng (GV và PH) SL % SL % SL % SL % Đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ 22 31,4 26 37,2 22 31,4 70 100 Nội dung, phương
pháp giáo dục 13 18,6 17 24,3 40 57,1 70 100 Ý thức, trách nhiệm
của người giáo viên chủ nhiệm 11 15,7 15 21,4 44 62,9 70 100 Đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn 15 21,4 26 37,1 29 41,4 70 100 Nhận thức của các bậc phụ huynh 10 14,2 30 42,9 30 42,9 70 100 Xã hội còn nhiều biến động 40 57,1 15 21,4 15 21,4 70 100
Công tác tham mưu,
tư vấn của nhà trường 5 7,1 17 24,3 48 68,6 70 100
Thông qua điều tra thực tế về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi. Tổng hợp kết quả của giáo viên và phụ huynh chúng ta có thể thấy:
+ Yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với việc thiết lập mối quan hệ đó là yếu tố: Công tác tham mưu, tư vấn của nhà trường (cả giáo viên và phụ huynh chiếm 68,6%). Giáo viên chính là cầu nối của gia đình và nhà trường, vì vậy giáo viên có trách nhiệm cần sát sao hơn nữa trong việc liên hệ, gắn kết với phụ huynh. Họ cần trao đổi thường xuyên hơn nữa với phụ huynh về không chỉ là tình hình học tập, ăn uống, vui chơi của trẻ mà còn phải là người tuyên truyền vận động hữu ích: ví dụ như: phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như thế nào là hợp lí, làm sao để trẻ nói năng lưu loát và có văn hóa,… Vì vậy nhà trường cần tích cực hợp tác để làm một người tham mưu hữu dụng đối với các bậc phụ huynh. Điều đó cho thấy giáo viên đã nhận thấy vai trò của mình trong việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, nhưng chưa có biện pháp tốt để làm chặt chẽ thêm mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trách nhiệm này không thể chỉ là của nhà trường, vì vậy ta có thể thấy được nhận thức của các bậc phụ huynh chưa cao trong việc thiết lập mối quan hệ với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục, họ cho rằng đó là trách nhiệm của nhà trường. Để khắc phục nguyên nhân này nhà trường cần nắm rõ nhiệm vụ và vai trò của bản thân, đồng thời phải luôn luôn giao lưu, trao đổi, bàn bạc cùng gia đình để nhà trường và gia đình hiểu hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời tham mưu, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh.
+ Theo giáo viên và phụ huynh cho rằng yếu tố không có mức độ ảnh hưởng đến công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa là yếu tố: xã hội còn nhiều biến động (chiếm 40%). Đó là ý kiến sai lầm. Vì dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực: du nhập nhiều làn văn hóa mới để trẻ được mở rộng kiến thức, bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực: văn hóa đồi trụy không lành mạnh, ngôn ngữ biến thể không mang nghĩa lành mạnh, cử chỉ, hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội,… mà những yếu tố ảnh này luôn luôn tồn tại xung
quanh trẻ, vì vậy trẻ rất dễ dàng học theo những thói hư tật xấu, không lành mạnh đó. Vì vậy, để trẻ hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến từ biến động xã hội thì gia đình và nhà trường cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ để tạo cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh, tạo cho trẻ một nền móng vững trắc những điều hay lẽ phải để trẻ làm hành trang bước vào đời.
+ Nhận thức của các bậc phụ huynh là yếu tố mà giáo viên và các bậc phụ huynh cho rằng có tác động nhưng ít (chiếm 42,9%). Nhận thức của các bậc phụ huynh: Vì đại đa số là các gia đình thuần nông thực sự nên trình độ học vấn của họ chưa cao, do đó mà nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế. Họ chưa ý thức được rằng môi trường nhà trường là quan trọng nhưng môi trường gia đình cũng có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ ở bất kì lứa tuổi nào. Nếu nhà trường giữ vai trò giáo dục thì gia đình chính là nơi giữ vai trò củng cố kiến thức, kĩ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Nếu nói nhà trường là nơi trẻ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức thì gia đình và xã hội chính là nơi trẻ củng cố và thực hành những tri thức ấy. Vì vậy nhận thức của các bậc phụ huynh cần được nâng cao hơn để họ hiểu được vị trí, vai trò của mình trong việc tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường để công tác chắm soc, giáo dục trẻ được tốt nhất.
+ Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng từ các yếu tố:
• Nội dung, phương pháp giáo dục: Tuy là đã có sự phối hợp của gia đình và nhà trường nhưng nội dung giáo dục còn chưa cụ thể, hoặc đã có nội dung giáo dục rồi nhưng chưa có phương pháp, biện pháp giáo dục tốt, hoặc cũng có thể đã có nội dung, đã có biện pháp giáo dục nhưng việc phối hợp với gia đình để giáo dục cho tốt thì chưa thiết lập được,… Đó đều là những nguyên nhân có thể tác động tới quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao như mong muốn của nhà giáo dục cũng như các bậc phụ huynh. Vì vậy phải thiết lập
được mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, cũng như cần có phương pháp, biện háp tốt thì mới giáo dục trẻ phát triển toàn diện được.
• Ý thức, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm: giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non được coi là những con người vĩ đại vì hội tụ ở họ đầy đủ mọi đặc điểm của một người nhà giáo, hơn nữa là một người mẹ. Nhưng nhiều khi do nguyên nhân nào đó từ phía phụ huynh hoặc cả giáo viên mà mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường chưa được thiết lập chặt chẽ với nhau. Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự thống nhất cả về chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì người giáo viên có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường đặc biệt trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ, vì vậy giáo viên cần ý thức trách nhiệm hơn nữa trong công tác của bản thân.
• Đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục và rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Mức độ hiểu biết và nhận thức của trẻ có sự chênh lệch. Có thể là chúng chưa nắm rõ hoạt động giao tiếp có văn hóa hoặc cũng có thể là chúng biết mà không thực hiện,… Vì vậy nếu có các biện pháp giáo dục phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa việc cung cấp kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng, thói quen đối với hoạt động giao tiếp có văn hóa đối với trẻ thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.
Các yếu tố tuy có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng chúng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi. Nhà trường và gia đình cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng đề từ đó khắc phục và đề ra những biện pháp tổ chức xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ một cách tót hất và hiệu quả nhất.
Tiểu kết chương 2
Quá trình tổ chức xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Phong Châu – thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ đã và đang được tiến hành trong nhiều năm và đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên sự thiết lập mối quan hệ này còn bộc lộ những hạn chế, hiệu quả còn thấp, mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là do các lực lượng giáo dục (trong đó có các bậc phụ huynh) chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp cho nên chưa có sự quan tâm đúng mức, mặt khác do nhà trường chưa làm tốt chức năng tham mưu, tư vấn toiwscasc bậc phụ huynh và do những điều kiện kinh tế xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Việc nắm vững thực trạng, hiểu rõ nguyên nhân ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các biện pháp tổ chức xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. Nhằm rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mầm non. Và để khắc phục những yếu kém đã phân tích.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG NHẰM RÈN THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ TỔ CHỨC