KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 81 - 84)

- Thực hiện chương trình hoạt động với hội phụ huynh, tổ chức các buổi tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ với đặc điểm chung là dễ quan sát, dễ hòa nhập. Thông qua việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa mà trẻ học cách làm người. Qua thực trạng khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Giáo viên đã quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ chặt với gia đình để phối hợp giáo dục trẻ. Tuy nhiên, còn một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của bản thân trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ do đó mà hiệu quả giáo dục trẻ chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Gia đình của trẻ hiện nay cũng đã đặc biệt chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ cả ở trường và gia đình. Tuy nhiên mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường cần được thiết lập chặt chẽ hơn nữa để từ đó có những biện pháp rèn thói quen giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tốt nhất và để đạt được những hiệu quả cao nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới việc thiết lập mối quan giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ còn non nớt, mức độ tập trung chú ý chưa cao, trong thời gian ngắn vì vậy chỉ có thể dạy trẻ khi trẻ hứng thú và mọi lúc mọi nơi khi trẻ đang trong tâm thế thoải mái vừa học vừa chơi. Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày. Ở thời kì này còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic. Bước ngoặt 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng. Sự xác định

ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lí là một đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này. Trình độ phát triển ngôn ngữ được coi là một điều kiện hết sức quan trọng trong việc lĩnh hội các tri thức về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội. Bởi vậy ở lứa tuổi mẫu giáo, việc trẻ em sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ được coi là yêu cầu nghiêm túc. Trước khi đến trường trẻ phải biết nói năng mạch lạc khi giao tiếp với người xung quanh, biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để tư duy, để giao tiếp.

Mặt khác, hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức. Hoạt động này được xây dựng thông qua những cuộc họp phụ huynh định kì tổ chức một năm 2-4 lần và chủ yếu là mang tính chất thông báo về kết quả học tập của trẻ, tóm tắt quá trình sinh hoạt của trẻ ở lớp trong thời gian qua, nhận xét ý thức của trẻ, nhận xét về năng lực, năng khiếu mà giáo viên phát hiện ở trẻ, mức độ dinh dưỡng của trẻ ở trường,…sau đó là chủ trương, kế hoạch công tác giáo dục trẻ trong thời gian tiếp theo. Hoặc là trao đổi ý kiến về các bài dạy ở lớp, về cơ sở vật chất của trường, các mối quan hệ của trẻ ở trường,… Từ đó đặt ra câu hỏi làm thế nào để chăm sóc giáo dục trẻ được tốt? làm thế nào để rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ? Và làm thế nào thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường một cách chặt chẽ?

Không phải nói thiết lập mối quan hệ là có thể thiết lập ngay, xung quanh còn có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy, để thiết lập được mối quan hệ chúng ta cần chú ý và giải quyết được các nguyên nhân cơ bản sau:

+ Đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn

+ Nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu + Xã hội còn nhiều biến động

+ Ý thức, trách nhiệm của người phụ trách lớp + Nội dung, phương pháp giáo dục

+ Đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ

Việc lựa chọn, sử dụng các biện pháp, cần dựa vào mục đích, nội dung của từng hoạt động, dựa vào đặc điểm của tâm - sinh lí lứa tuổi trẻ mầm non, tâm lí và nhận thức của các bậc phụ huynh, đồng thời dựa vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng sử dụng các biện pháp của người quản lí.

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về xây dựng mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi cho phép chúng tôi xây dựng một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan

hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi

Biện pháp 2: Thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà

trường và gia đình trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi

Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình –

xã hội nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi

Biện pháp 4: Thống nhất xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở nhà trường,

gia đình nhằm thực hiện rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi

Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về công tác rèn luyện thói quen giao

tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi

Biện pháp 6: Chỉ đạo việc kiểm tra, dám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

quá trình xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trường phải biết kết

hợp với các lực lượng giáo dục để có thể đưa ra các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp nhất, tốt nhất và thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả nhất.

2. Kiến nghị

Qua thực tế điều tra, nghiên cứu tài liệu, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến về việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)