Thực trạng biểu hiện hành vi trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 42 - 43)

trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi trường MN Phong Châu – TX Phú Thọ - Phú Thọ

Bảng 2.6: Đánh giá việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi Xây dựng mối

quan hệ GĐ và NTMN

ĐG của NT ĐG của PH ĐG chung

SL % SL % SL % Chặt chẽ 15 42,9 8 22,9 23 32,9 Bình thường 18 51,4 20 57,1 38 58,6 Mang tính hình thức 2 5,7 4 11,4 10 14,2 Lỏng lẻo 0 0 3 8,6 3 4,3 Tổng 35 100 35 100 70 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức và lỏng lẻo. Đánh giá về phía nhà trường: Mức độ chặt chẽ 42,9%, mức bình thường 51,4%, mức độ mang tính hình thức 5,7%, mức độ lỏng lẻo 0%. Trong khi đánh giá về phía phụ huynh: Mức độ chặt chẽ 22,9%, mức bình thường 57,1%, mức độ mang tính hình thức 11,4%, mức độ lỏng lẻo 8,6%. Kết quả này cho thấy nhà trường và gia đình cần nỗ lực hơn trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục.

Thông qua thực tế ta thấy thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường chủ yếu thông qua những cuộc họp phụ huynh định kì tổ chức một năm từ 2 - 4 lần hay là trao đổi ngắn giữa giáo viên và phụ huynh khi đưa trẻ đến trường và đón – trả trẻ. Chủ yếu là mang tính chất thông báo tình hình học tập, vui chơi, ăn uống của trẻ, chủ trương, kế hoạch công tác giáo dục, nội dung xây

dựng cơ sở vật chất của nhà trường,… chứ chưa chú ý bàn bạc, tìm hiểu các biệc pháp gắn kết chặt chẽ, phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻ, chưa thiết lập được mối quan hệ nhằm duy trì cách tổ chức cuộc sống học tập và sinh hoạt của trẻ theo nề nếp,…. Vậy làm sao để duy trì cuộc sống của trẻ theo một nề nếp tốt và có kế hoạch, có tổ chức và có văn hóa, đó cũng chính là câu hỏi mà chúng tôi đi nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng trên.

+ Hiện nay ở nhà trường đã chú trọng hơn trong việc cùng gia đình bàn bạc và trao đổi ý kiến trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như: vào các ngày lễ như: Ngày gia đình Việt Nam (28/6) Ngày quốc tế phụ nữ (8/3) ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) Ngày tết Trung Thu,… nhà trường sẽ tổ chức các buổi tọa đàm về chăm sóc, nuôi dạy trẻ với sự tham gia của các bậc phụ huynh hay tổ chức các hội thi có sự góp mặt của các giáo viên và các gia đình trẻ mẫu giáo,… Trong hội thi tổ chức ra các phần thi mang tính hợp tác, giáo dục trẻ cao để phần nào giúp trẻ rèn luyện giao tiếp ứng xử.

+ Hiện nay gia đình phụ huynh trẻ mẫu giáo cũng càng ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở trường. Hàng ngày cũng trao đổi với giáo viên trong giờ đón trả trẻ để nắm được tình hình của con em mình. Cần phát huy hơn nữa việc thiết lập mối quan hệ với nhà trường để giáo dục con em tốt nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)