trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi
Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bởi sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp giúp tăng cường hình thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất. Chính vì
Mức độ rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
ĐG của NT ĐG của PH ĐG chung
SL % SL % SL % Tốt 8 22,9 16 45,7 24 34,3 Khá 16 45,7 14 40 30 42,9 Trung Bình 8 22,9 4 11,5 12 17,1 Yếu kém 3 8,5 1 2,8 4 5,7 Tổng 35 100 35 100 70 100
vậy, thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước ta. Chăm sóc giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội.
Bảng 2.3: Mức độ nhận thức của giáo viên và phụ huynh về việc thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình
Qua kết quả của bảng số liệu trên cho thấy: Cả nhà trường và đại đa số phụ huynh đều nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc thiết lập mối quan hệ tác động qua lại giữa hai bên nhà trường và gia đình trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Số lượng ý kiến từ nhà trường và gia đình có nhận thức là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ tương đối cao(chiếm 72,9%). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn đến 27,1% là giáo viên và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
Đây sẽ là cơ sở vững chắc để giáo dục trẻ mẫu giáo và tạo ra môi trường lành mạnh cho các em học tập và tổ chức cuộc sống sinh hoạt của mình. Mặc dù nhận thức của phụ huynh chưa thật sự hiểu hết tầm quan trọng của việc tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình sẽ mang lại vai trò và hiệu quả ra sao, nhưng họ cũng đã có thể ý thức được rằng phải thiết lập mối quan hệ giữa gia
Mức độ nhận thức ĐG của NT ĐG của PH ĐG chung
SL % SL % SL % Rất cần thiết 18 51,4 2 5,6 20 28,6 Cần thiết 16 45,7 15 42,9 31 44,3 Bình thường 1 2,9 17 48,6 18 25,7 Không cần thiết 0 0 1 2,9 1 1,4 Tổng 35 100 35 100 70 100
đình và nhà trường thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới đem lại hiệu quả cao và trẻ mới phát triển được một cách toàn diện.
Giáo viên trong nhà trường cũng ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức cho trẻ đặc biêt trong việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Trẻ em là những trang giấy trắng tinh khiết, gia đình và nhà trường mầm non chính là những cái nôi đầu tiên bắt đầu hình thành ở trẻ những kiến thức, tích lũy cho trẻ những kinh nghiệm quý báu đầu đời, bắt đầu cho trẻ những hành trang cơ bản đi đến tương lai. Nếu những chiếc nôi đó đủ lành mạnh, đủ vững chắc thì các em chắc chắn sẽ là những công dân tốt trong tương lai.
Bảng 2.4: Nhận thức về trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Rèn luyện TQGTCVH là trách nhiệm của
ĐG của NT ĐG của PH ĐG chung
SL % SL % SL % Nhà trường 1 2,9 23 65,7 24 34,3 Gia đình 1 2,9 4 11,5 5 7,1 Xã hội 0 0 2 5,7 2 5,7 Cả GĐ - NT - XH 33 94,2 6 17,1 39 55,7 Tổng 35 100 35 100 70 100
Qua kết quả điều tra ta thấy đại đa số giáo viên và phụ huynh có 39/70 (chiếm 55,7%) đều cho rằng công tác chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số lượng giáo viên và phụ huynh đã có suy nghĩ lệch lạc cho rằng việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa chỉ là của giáo viên (chiếm 34,3%) hoặc cho đó là trách nhiệm của riêng gia đình chiếm 5/70 ý kiến (chiếm 7,1%) hoặc của xã hội chiếm 2/70 ý kiến (chiếm
5,7%). Ta thấy: Đại đa số khách thể điều tra đều cho rằng công tác xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa là trách nhiệm của cả gia đình – nhà trường – xã hội chứ không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào cả. Vì vậy, để công tác rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao thì tất cả các lực lượng giáo dục cần có sự phối hợp thống nhất hành động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số lượng lớn ý kiến của phụ huynh cho rằng công tác rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo là trách nhiệm của riêng nhà trường (chiếm 65,7%). Đây là một đánh giá hoàn toàn sai lầm, cần được tuyên truyền, tập huấn để có nhận thức đúng đắn nhất.