- Thực hiện chương trình hoạt động với hội phụ huynh, tổ chức các buổi tư
3.2.6. Kết quả thực nghiệm
3.2.5.1. Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm
Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ trước thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1 Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ trước thực nghiệm
Xếp loại Nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 X SL % SL % SL % ĐC 5 14,3 16 45,7 14 40 1,74 TN 6 17,1 14 40 15 42,9 1,74
Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ trước thực nghiệm. Cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 MĐ1 MĐ2 MĐ3 ĐC TN 14,317,1 45,7 42,9 40 40
Biểu đồ 3.1: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ trước thực nghiệm
Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm cho thấy:
Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm có sự chênh lệch nhau ở từng mức độ, tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể. Cụ thể như sau: Ở nhóm đối chứng trẻ đạt mức độ tốt và khá chiếm 60%, nhóm thực nghiệm cũng đạt được 57,1% (chênh lệch là 2,9%); số trẻ đạt loại trung bình ở nhóm đối chứng chiếm 40% còn nhóm thực nghiệm là 42,9% (chênh lệch 2,9 %).
So sánh điểm trung bình cộng của 2 nhóm ĐC và TN cho thấy trước khi thực nghiệm thì ta thấy là bằng nhau (XĐC = XTN = 1,74).
Qua khảo sát cho thấy, hầu như trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Nhưng trẻ vẫn còn run khi tham gia giao tiếp với người lớn. Có giao tiếp với bạn bè xung quanh nhưng chưa năng động, còn nhút nhát, lúng túng, nhiều lúc chưa rõ ràng thành câu từ. Tuy nhiên đã có biểu hiện của thói quen giao tiếp có văn hóa trong hoạt động. Điều này chứng tỏ, việc phối, kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được chặt chẽ và chưa có biện pháp tốt, việc xây dựng mối quan hệ mới dừng ở hình thức chứ chú ý đến chiều sâu, vì vậy hiệu quả rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ: Khi cho trẻ luyện tập các các câu nói giao tiếp có văn hóa: biết mời khi ăn cơm, biết chào cha mẹ, thầy cô khi đến lớp, biết thưa gửi, dạ vâng khi nói chuyện với người lớn,…, kể chuyện trên lớp cô giáo dạy cho trẻ nhưng khi phụ huynh đón trẻ về cô giáo chưa trao đổi rõ với phụ huynh, phụ huynh cũng chưa chủ động trao đổi với giáo viên về bài học của trẻ để về nhà phụ huynh có thể luyện thêm và củng cố lại cho trẻ. Vì vậy khi hôm sau đến lớp trẻ sẽ không còn nhớ rõ những kiến thức mà hôm trước cô giáo đã dạy cho trẻ. Dó đó, mà công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ chưa được hình thành. Và đặc biệt là công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường chưa được thiết lập chặt chẽ.
Hay ví dụ như: Khi đến lớp trẻ được giáo viên phụ trách lớp giáo dục là đến lớp phải chào cô, chào ba mẹ, đến giờ ăn cơm thì mời cô và mời các bạn, khi nói chuyện với người lớn phải thưa gửi, vâng dạ, không được nói trống không, khi nói chuyện phải lịch sự, lễ phép,… Nhưng khi trẻ về nhà không được phụ huynh nhắc nhở và rèn cho trẻ, vì vậy trẻ sẽ lại học bạn bè gần nhà nói trống không, không lễ phép, và có thái độ không đúng mực khi được nuông chiều quá mức và khi người lớn làm trái ý chúng, chúng sẽ có thái độ hờn dỗi,…
Vì vậy, trước tình hình là mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình chưa được thiết lập chặt chẽ đã kéo theo công tác rèn thói quen giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chưa được hình thành. Mà trẻ em luôn là những mầm non tương lai của đát nước, nhân cách của trẻ có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai đất nước sau này. Bác Hồ cũng đã khẳng định vai trò của trẻ trong việc xây đắp và phát triển đất nước. Do đó, là những người cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh đều phải có trách nhiệm liên kết, phối hợp với nhau để có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất, từ đó phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện để sau này khi lớn lên những đứa trẻ đó sẽ là những trụ cột của nước nhà.
3.2.5.2. Kết quả đo sau thực nghiệm
Hiệu quả rèn thói quen giao tiếp có văn hóa sau khi xây dựng mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ sau thực nghiệm
Xếp loại Nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 X SL % SL % SL % ĐC 6 17,1 16 45,7 13 37,1 1,8 TN 10 28,6 19 54,3 6 17,1 2,15
Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm cho thấy: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng so với mức thực nghiệm. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 ĐC TN 17,1 28,6 45,7 54,3 37,1 17,1
Biểu đồ 3.2: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ sau thực nghiệm
Về mức độ thực hiện và hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa số trẻ đạt MĐ tốt và khá ở nhóm thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng (cao hơn 17,2 %). Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng (cao hơn ...). Điều này chứng tỏ những biện pháp đưa ra đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ: Trước kia bạn Quang Đăng rất hay nói trống không nhưng sau khi được cô giáo và phụ huynh luôn rèn luyện và nhắc nhở hiện nay cháu đã không còn nói trống không nữa, ngoài ra khi nói chuyện với mọi người xung quanh khi thấy người đó nói trống không bạn Quang Đăng còn biết nhắc nhở người đó không được nói như vậy. Đó là một sự tiến bộ và là thành quả của sự cố gắng không ngừng của cán bộ giáo viên cũng như phụ huynh của các cháu.
Hay ví dụ như: cháu Mai Anh và Thùy Dương còn nhút nhát trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Sau quá trình thực nghiệm được cô giáo và phụ huynh đồng thời với sự giúp đỡ của các bạn giờ đây 2 bạn đã mạnh dạn hơn khi giao tiếp với người khác, cũng đã dần biết biểu đạt mong muốn của bản thân, có thái độ và hành vi đúng đắn.
So sánh điểm trung bình cộng của 2 nhóm ĐC và TN cho thấy điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC (XTN = 2,15; XĐC = 1,8). Mức độ chênh lệch khá cao (XTN - XĐC = 0,35).
Như vậy hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở hai nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm đều tăng nhưng nhóm TN có kết quả cao hơn nhiều so với nhóm ĐC, trẻ ở nhóm TN tiến bộ hơn hẳn so với trẻ ở nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ, hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ đã tăng lên rõ rệt khi mối quan hệ này được thiết lập chặt chẽ.
3.2.5.3. So sánh kết quả a. So sánh nhóm thực nghiệm
Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: So sánh hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
Xếp loại Nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 X SL % SL % SL % Trước TN 6 17,1 14 40 15 42,9 1,74 Sau TN 10 28,6 18 54,3 7 20 2,14
Số liệu thống kê cho thấy, ở nhóm thực nghiệm kết quả sau cao hơn nhiều so với trước thực nghiệm. Kết quả này được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 Trước TN Sau TN 17,1 28,6 40 54,3 20 42,9
Biểu đồ 3.3: So sánh hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
Số liệu thống kê cho thấy, ở nhóm thực nghiệm kết quả sau thực nghiệm sau cao hơn so với trước thực nghiệm. Tỉ lệ trẻ đạt MĐ tốt và khá tăng (tăng 25,8%), tỉ lệ trẻ đạt MĐ trung bình giảm ( giảm 22,9%). Điểm trung bình cộng về hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ của nhóm TN ta thấy sau khi áp dụng các biện pháp ta thấy điểm trung bình cộng của nhóm TN sau TN cao hơn nhiều so với trước TN ( X sau TN - X trước TN = 0,4).
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ đã tăng lên rõ rệt khi mối quan hệ này được thiết lập chặt chẽ.
b. So sánh nhóm đối chứng:
Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: So sánh hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
Xếp loại Nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 X SL % SL % SL % Trước TN 5 14,3 16 45,7 14 40 1,74 Sau TN 6 17,1 16 45,7 13 37,1 1, 8
Số liệu thống kê cho thấy, ở nhóm đối chứng kết quả ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm có cao hơn trước khi thực nghiệm nhưng mức độ chênh lệch không nhiều. Kết quả này được thông qua biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 MĐ1 MĐ2 MĐ3 Trước TN Sau TN 14,317,1 45,7 40 37,1
Biểu đồ 3.4: So sánh hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ
trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
Kết quả cho thấy sau đối chứng hiệu quả rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi đã tăng lên nhờ sự giáo dục giáo viên phụ trách lớp. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, hiệu quả tăng lên sau thực nghiệm chưa đạt như mong muốn. Số trẻ đạt tốt và khá tăng lên không đáng kể (tăng 2,8%). Số trẻ ở mức trung bình giảm cũng không đáng kể (giảm 2,9%). Điểm trung bình cộng của nhóm ĐC sau khi thực nghiệm có tăng nhưng không đáng kể ( X ĐC sauTN -
X ĐC trước TN = 0,06).
Do đó ta dễ nhận thấy rằng: ảnh hưởng của việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết. Nhà trường là nơi trẻ tiếp nhận giáo dục thì gia đình chính là nơi để trẻ thực hành và củng cố những kiến thức ấy. chỉ có nhà trường ra sức đào tạo mà không có sự kết hợp với gia đình hay các lực lượng giáo dục khác thì quá trình giáo dục cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Từ kết quả trên cho thấy, việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công tác rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi. Hiệu quả chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là hiệu quả việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi đã được nâng lên
sau khi áp dục các biện pháp đã đề xuất vào quá trình liên kết, phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Sau khi so sánh kết quả 2 nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
- Việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi là vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhờ đó, trẻ biết tự đánh giá bản thân và bạn bè, biết nêu lên suy nghĩ, ý kiến của mình,... và đặc biệt phát triển được toàn diện nhân cách trẻ.
- Giáo viên mầm non cần xác định rõ vai trò và sự cần thiếp của việc xác lập mối quan hệ với gia đình để có những biện pháp giáo dục đứng đắn, kịp thời trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
- Để đánh giá được hiệu quả của các biện pháp, chúng tôi thường trao đổi với giáo viên về một số vấn đề về tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Giáo viên mầm non đã khẳng định các biện pháp giáo dục của chương trình thực nghiệm đã có tác dụng tốt trong việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.
Tóm lại: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi mà đã được đề tài đề xuất được thực hiện theo đầy đủ quy trình sư phạm chặt chẽ, có tác dụng tích cực đến việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
Tiểu kết chương 3
Qua kết quả thực nghiệm một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Trước thực nghiệm, hiệu quả của việc xây dựng mối quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi ở cả hai nhóm TN và ĐC là có sự chênh lệch nhưng ở mức độ thấp, số trẻ ở mức độ tốt và khá ít, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình.
- Sau thực nghiệm, hiệu quả của việc xây dựng mối quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi ở cả hai nhóm TN và ĐC đều cao hơn so với trước thửu nghiệm. Tuy nhiên, hiệu quả của việc xây dựng mối quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC và so với trước thực nghiệm. Số trẻ ở mức độ tốt và khá tăng lên nhiều. Hiệu quả của việc xây dựng mối quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN đồng đều hơn so với nhóm ĐC và so với trước thực nghiệm.
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ các biện pháp có hiệu quả và mang tính khả thi, giả thiết khoa học là đúng đắn.