Thực trạng rèn thói quen giao tiếp có văn hóa của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phong Châu – TX Phú Thọ Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 33 - 36)

mầm non Phong Châu – TX Phú Thọ - Phú Thọ

Việc giáo dục và rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở trường mầm non đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa chỉ chiếm một phần nhỏ trong nội dung giáo dục hành vi - ứng xử cho trẻ ở trường mầm non nói chung và nội dung giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ nói riêng. Nội dung giáo

dục và rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ mới chỉ được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non như: trong hoạt động học tập, hoạt động vui chơi và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, giáo viên chưa có một hệ thống phương pháp, biện pháp nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ một cách có hiệu quả. Các phương pháp, biện pháp mà giáo viên sử dụng chủ yếu là những biện pháp truyền thống còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa được hệ thống. Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm những phương pháp mới, biện pháp mới trong quá trình tổ chức rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ, việc sử dụng các biện pháp còn mang tính áp đặt, máy móc, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, vì vậy không tạo được hứng thú cho trẻ, không phát huy được tính chủ động, tích cực của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động nhằm lĩnh hội những hiểu biết, kĩ năng, thái độ đúng đắn với việc hành vi, ứng xử của mình, do đó hiệu quả giáo dục và rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ còn chưa được cao.

Bảng 2.1 Đánh giá về nội dung thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi Nội dung rèn thói quen

giao tiếp có văn hóa cho trẻ

ĐG của NT ĐG của PH ĐG chung

SL % SL % SL %

Biết tôn trọng lẫn nhau 1 2,85 2 5,7 3 4,2

Có thiện chí trong giao tiếp 1 2,85 3 8,6 4 5,7 Biết quan tâm, chia sẻ 1 2,85 4 11,4 5 7,2

Biểu hiện nhân hậu 1 2,85 2 5,7 3 4,2

Biểu hiện trung thực 2 5,7 3 8,6 5 7,2

Kĩ năng cư xử khéo léo 1 2,85 5 14,3 6 8,6

Tất cả các nội dung trên 28 80 16 45,7 44 62,9

Qua kết quả trên ta thấy, hầu hết các giáo viên và phụ huynh đã nắm được nội dung rèn thói quen giao tiếp cho trẻ (chiếm 62,9%), họ đã có nhận thức đúng đắn trong việc phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số ít giáo viên và phụ huynh chưa xác định rõ được nội dung rèn luyện thói quen giao tiếp cho trẻ (chiếm 37,1%), họ chỉ chú trọng vào một khía cạnh nào đó mà xem nhẹ những yếu tố còn lại. Do đó thói quen giao tiếp có văn hóa của trẻ 5-6 tuổi chưa được phát triển toàn diện ở mọi mặt và cũng chưa được hình thành một cách bền vững,

Trong đó, đa số các bậc phụ huynh cũng đã có nhận thức về các nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa (chiếm 45,7%). Các bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con em họ được phát triển toàn diện về tất cả mọi mặt. Tuy nhiên, bên canh đó còn một số bậc phụ huynh mới nhận thức được rằng đối với trẻ chỉ cần phát triển đơn giản ở một mặt nào đó là tốt rồi, như: có người cho rằng trẻ chỉ cần học được cách cư xử khéo léo (,chiếm 14,3%), hay có người lại cho rằng trẻ chỉ cần biểu hiện trung thực là được (chiếm 8,6%), cũng có người cũng cho rằng chỉ cần trẻ học được cách quan tâm chia sẻ đó là rất tốt đối với trẻ nhỏ rồi(chiếm 11,4%). Bên cạnh đó, vì giáo viên là lực lượng tri thức vì vậy hầu hết giáo viên đều thấy rằng cần phải phát triển toàn bộ các nội dung trên cho trẻ (chiếm 80%), tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên lại chỉ nghiêng về khía cạnh nào đó(chiếm 20%). Họ chưa đặt niềm tin vào trẻ và chưa thực sự quan tâm con em họ. Họ chưa nhận thức được trẻ có thể làm được nếu được giáo dục và rèn luyện thường xuyên. Trẻ em phải phát triển toàn diện thì chúng mới có một nền móng vững chắc để mai sau bước vào đời.

Vì lí do trên mà vấn đề tham mưu của nhà trường đến các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết và quan trọng. Giáo viên cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên để có nhận thức đúng đắn trong công tác rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.

Bảng 2.2 Mức độ rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ

Qua kết quả điều tra trên cho thấy, mức độ trẻ được rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa ở mức độ khá, tốt được phụ huynh và giáo viên cho là khá cao 54/70 ý kiến (chiếm 77,2%). Trong đó có 24/35 ý kiến giáo viên cho rằng trẻ mức độ rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở trường là khá - tốt (chiếm 68,6%), tuy nhiên trẻ ở mức độ trung bình - yếu kém thì vẫn còn đáng báo động có 11/35 ý kiến (chiếm 31,4%).

Về phía các bậc phụ huynh, sau khi điều tra đã cho chúng ta thấy: các bậc phụ huynh luôn cho rằng mình đã có đủ sự quan tâm, chăm sóc cho trẻ rồi (chiếm 85,7%). Vì vậy số lượng trẻ ở mức độ trung bình - yếu kém là ít (chiếm 14,3%).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)