đình nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.
Bảng 2.5: Thực trạng thái độ xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường
Thái độ xây dưng mối quan hệ NT -
GĐ
Nhà trường Phụ huynh Chung
SL % SL % SL %
Tích cực 18 51,4 11 31,4 29 41,4
Bình thường 17 48,6 17 48,6 30 42,9
Không quan tâm 0 0 7 20 11 15,7
Tổng 35 100 35 100 70 100
Qua bảng số liệu đã cho ta thấy:
Có 18/35 giáo viên (chiếm 51,4%) và 11/35 phụ huynh (chiếm 31,4%) có thái độ tích cực trong việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, có 17/35 giáo viên (chiếm 48,6%) và 17/35 phụ huynh (chiếm 48,6%) có ý thức xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhưng còn thiếu nhiệt tình. Không có giáo viên nào có thái độ lơ là trong xây dựng mối quan hệ giữa gia
đình và nhà trường. Vì họ hiểu rằng, tuy họ là giáo viên nhưng họ không phải là vạn năng. Bên cạnh đó còn 7 phụ huynh (chiếm 20%) chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của mình trong công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Như vậy, ngoài những giáo viên đã có thái độ tích cực, nhiệt tình trong việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường và một số giáo viên đã có ý thức xây dựng mối quan hệ của bản thân và gia đình trong công tác giáo dục trẻ, thì còn lại một bộ phận nhỏ giáo viên chưa xác định rõ được tầm quan trọng của sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ.
+ Thái độ của nhà trường trong công tác xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường đã và đang được quan tâm ngày càng sát sao. Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường đã được nâng cao nhận thức và ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò của việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Nhà trường đóng vai trò là nơi cung cấp các kiến thức cần thiết để cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ và gia đình chính là nơi thực hành, củng cố các kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ. Chính những cán bộ giáo viên là những tấm gương quý báu để trẻ học theo. Các cô giáo là đội ngũ vô cùng quan trọng vì họ trực tiếp tác động lên trẻ, họ tiếp xúc với trẻ trong mọi hoạt động: học, chơi, ăn, ngủ, nghỉ,… Vì vậy giáo viên rất quan trọng, họ giúp trẻ được học ở mọi lúc mọi nơi, rèn luyện mọi lúc mọi nơi, giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.
+ Tiếp theo là gia đình. Ngoài thời gian trẻ ở trường thì hầu hết thời gian còn lại là trẻ ở nhà. Người tiếp xúc với trẻ nhiều sau cô giáo là ông bà, cha mẹ, anh chị của trẻ, vì vậy gia đình chính là nơi để trẻ thực hành những điều mà trẻ đã được học ở trường lớp. Về nhà trẻ khi vào nhà trẻ sẽ nhớ về bài học của cô đã dạy: chào ông bà, cha mẹ, anh chị,… biết mời mọi người trước và sau khi ăn cơm, khi nói chuyện thì phải lễ phép không được nói trống không, biết nhận sai và xin lỗi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc nhận quà,… Hiện nay nhận thức
của người dân cũng ngày được nâng lên vì vậy họ cũng càng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ, họ ngày càng quan tâm hơn trong việc trao đổi thông tin của con em mình với giáo viên, nhà trường. Thể hiện: Họ sẽ trao đổi với giáo viên về bài học mà cô đã dạy cho trẻ ở lớp ngày hôm nay để về nhà sẽ dạy lại cho trẻ, sẽ trao đổi với giáo viên về thái độ học tập của trẻ ở trên lớp, giáo viên sẽ dặn dò gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục sao cho phù hợp, nhắc nhở gia đình lưu ý hơn trong việc rèn luyện lời ăn tiếng nói cho trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ phải nói có văn hóa để tạo thói quen tốt cho trẻ.
Mặc dù kết quả có khả quan vì đa số giáo viên và phụ huynh đã nhận thức đúng đắn trong việc hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên và phụ huynh trẻ mẫu giáo vẫn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Họ cho rằng việc học của trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà trường và người giáo viên, gia đình chỉ là nơi để trẻ nghỉ ngơi sau cả ngày đi học,... Chính vì những suy nghĩ lệch lạc như vậy mà việc hình thành thói quen tốt cho trẻ đã gặp nhiều khó khăn. Vì sự nuông chiều và buông thả của gia đình đã vô tình tạo nên thói quen xấu cho trẻ. Ở trên lớp trẻ sẽ nghe lời cô nhưng khi về nhà và ra ngoài trẻ sẽ lại nói những câu nói không có tính văn hóa hoặc trống không và học nói tục. Do đó cần có biện pháp để giáo viên và phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất. Để có thể cải thiện tình hình như vậy thì thái độ xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường cần là thái độ tích cực trong hợp tác, chặt chẽ trong trao đổi để có những nội dung, biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất.