Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 67 - 71)

- Thực hiện chương trình hoạt động với hội phụ huynh, tổ chức các buổi tư

3.2.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

Việc khảo sát nội dung trên được chúng tôi tìm hiểu và đánh giá dựa trên hai tiêu chí sau:

- Việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. - Việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. a. Tiêu chí và thang đánh giá:

* Tiêu chí đánh giá:

- Tiêu chí 1: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường được chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Nhà trường giữ vai trò chủ đạo kết hợp với giáo dục gia đình để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.

+ Gia đình chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc kết hợp với nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, hồn nhiên, không nói nhanh, nói lắp, nói quá to, la hét.

+ Xưng hô thân mật với bạn bè. Biết thưa, gửi, vâng, dạ, không lắc, gật ừ, không nói trống không, không nói leo khi người lớn chưa cho phép.

+ Trẻ biết quan tâm đến người khác: Biết quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.

+ Biết lợi ích của việc giao tiếp có văn hóa sẽ đem lại niềm vui cho mình và cho người khác.

+ Biết tôn trọng lẫn nhau: chia vai chơi và chơi một cách hòa đồng vui vẻ. + Thích thú, tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình tìm hiểu những kiến thức kĩ năng giao tiếp có văn hóa.

+ Biểu hiện trung thực: Khi có lỗi biết nhận lỗi, không nói dối, biết giữ lời hứa với bạn và người lớn.

+ Biết cư xử khéo léo: Biết sử dụng các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp và các tư thế thể hiện mục đích nội dung giao tiếp.

* Cách đánh giá và thang đánh giá:

Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ: Mức độ 1(3 diểm): Mức độ tốt

Mức độ 2(2 diểm): Mức độ khá

Mức độ 3(1 diểm): Mức độ trung bình Cụ thể với từng mức độ như sau

- Tiêu chí 1: Hiệu quả của việc xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.

+ Mức độ tốt:

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo kết hợp với giáo dục gia đình để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục. giáo viên nhận thức tốt về vai trò, nhiệm vụ của mình và đồng thời còn nhiệt tình hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, chặt chẽ với gia đình. Từ đó gia đình và nhà trường đều nắm rõ được

tình hình của trẻ và có biện pháp cùng với gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Nói cách khác, nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục.

Gia đình chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc kết hợp với nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ. Gia đình phải khẳng định sự hiện diện của mình tại nhà trường, gia đình cần chủ động xem xét những ý kiến của nhà trường về tình hình học tập của con em mình, cần quan tâm đầy đủ và đúng mức đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt người lớn trong gia đình phải là những tấm gương mẫu mực để cho con trẻ noi theo. Đồng thời, gia đình chủ động liên hệ với giáo viên phụ trách lớp và nhà trường để nắm được tình hình cụ thể của con, em mình. Từ đó cùng với nhà trường đề ra các biện pháp giúp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

+ Mức độ khá:

Giáo viên nhận thức được vai trò của mình trong công tác xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với gia đình nhưng chưa chủ động, tích cực, nhiệt tình. Sự liên hệ với gia đình chưa chặt chẽ, nếu có chỉ mang tính hình thức thông báo về gia đình kết quả học tập của trẻ tại trường mà chưa cùng tham gia bàn bạc cùng gia đình về các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Nếu có thì cũng chỉ trong những buổi họp định kì.

Về phía gia đình thì ở mức độ này các bậc phụ huynh thì cũng đã có quan tâm hơn tới con em mình và đi họp đầy đủ các cuộc họp định kì và có hỏi thăm với giáo viên về tình hình con em mình nhưng chưa thực sự chặt chẽ và thường xuyên, nên hiệu quả giáo dục chưa thực sự đạt được như mong muốn.

+ Mức độ trung bình:

Nhà trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên chưa có ý thức tốt trong công tác thiết lập mối quan hệ với gia đình. Có chăng chỉ dừng lại ở các buổi hợp phụ huynh định kì hằng năm và sổ liên lạc với gia đình. Chưa chủ động cùng gia đình tham gia trao đổi, bàn bạc về công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Gia đình thì lơ là chưa thực sự quan tâm tới con em mình. Chỉ giới hạn trong các buổi họp phụ huynh. Họ chưa cùng nhà trường trao đổi cặn kẽ về cuộc sống của con em mình khi ở trường. Chưa cùng con tham gia các hội thi ở nhà trường. Họ phó mặc cho nhà trường, họ coi đó là trách nhiệm và hoàn toàn là nhiệm vụ của nhà trường.

- Tiêu chí 2: Rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ: + Mức độ tốt:

Trẻ tự tin khi lựa chọn bạn chơi, góc chơi, vai chơi, nói được ý thích của mình khi nhận góc chơi, vai chơi. Tự trình bày ý tưởng của mình, biết nhận xét vai chơi của mình và của bạn. Có biểu hiện biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết với các bạn trong nhóm chơi, biết cư xử khéo léo và biết tôn trọng bạn chơi. Trẻ thực hiện tốt thói quen giao tiếp có văn hóa, biết thưa gửi, dạ vâng, lễ phép với người trên như ông bà, bố mẹ. Thích thú tham gia trò chơi, năng động giao tiếp với bạn bè.

+ Mức độ khá:

Trẻ lựa chọn được vai chơi, trò chơi mình muốn tham gia nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô. Trong khi trẻ thực hiện, trẻ đã biết phối hợp với nhau khá tốt. Hầu như trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Nhưng trẻ vẫn còn run khi tham gia giao tiếp với người lớn. Có giao tiếp với bạn bè xung quanh nhưng chưa năng động, còn nhút nhát. Tuy nhiên đã có biểu hiện của thói quen giao tiếp có văn hóa trong hoạt động.

+ Mức độ trung bình:

Khi trẻ tham gia chơi cần sự hướng dẫn của cô, của cha mẹ. Xử lí tình huống trong khi hoạt động, giao tiếp còn lúng túng. Nhiều lúc trẻ còn nói trống không, cô phải sửa. Việc phối hợp với bạn bè chưa tốt lắm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm rèn thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)