3. Tình hình sản xuất bia nồng độ cao trên thế giới và ở Việt Nam
9.3.4. Thời gian thu hồi vốn
T = = 000 . 330 . 607 . 10 939 . 303 . 350 . 11 000 . 350 . 390 . 131 = 5,98 (năm)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Việc thiết kế nhà máy bia năng suất 40 triệu lít/năm từ nấu và lên men bia nồng độ cao 140Bx, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè, đã mang lại cho em một sự hiểu biết đáng kể không chỉ về công nghệ sản xuất bia mà còn về các lĩnh vực khác như xây dựng, kinh tế, cơ khí...
Sau khoảng thời gian thực tập và làm đồ án dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo GS.TS Nguyễn Thị Hiền cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản đồ án “Thiết kế nhà máy bia năng suất 40 triệu lít/ năm từ nấu và lên men bia nồng độ cao 140Bx” đúng thời hạn.
Đây là một đề tài khá là mới mẻ trong việc xây dựng và thiết kế nhà máy bia, với công nghệ mới đang được ứng dụng trong sản xuất bia nồng độ cao ở Việt Nam. Bởi vậy trong quá trình làm đồ án dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo thêm, góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để em rút ra những kinh nghiệm giúp ích cho công tác sau này.
Quá trình hoàn thành khóa luận đã ít giúp ích cho em trong công tác sau này nhằm nâng cao chuyên môn nghề nghiệp. Và em hy vọng việc xây dựng nhà máy sản xuất bia từ bia nồng độ cao sẽ được áp dụng cho các nhà máy bia ở Viêt Nam. Điều này giúp các nhà máy bia tăng năng suất mà không cần nâng công suất thiết bị.
Tuy nhiên trong quá trình thiết kế vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như sau:
Việc tính toán kinh tế, hoạch toán giá thành sản phẩm chỉ đảm bảo mức độ tương đối do giá cả trên thị trường có thay đổi theo từng ngày vì vậy mà đề tài còn chưa nêu lên được tính chất xã hội như: Trượt giá, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị với kiểu sáng, độ bền khác nhau do các hãng sản xuất khác nhau. Do đó việc tính toán và chọn thiết bị cũng ở mức tương đối. Mặt khác do thời gian có hạn, ít được tiếp xúc với thực tế nên việc chọn máy móc thiết bị còn phải dựa vào nhiều tài liệu sẵn có.
Với tâm huyết của người học và tương lai được làm việc trong ngành em mong muốn ngành công nghệ sản xuất bia ngày càng đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Thị Hiền trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản đồ án này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Thị Hiền (chủ biên), PGS.TS Lê Thanh Mai, Th.S Lê Thị Lan Chi, Th.s Nguyễn Tiến Thành, Th.s Lê Viết Thắng (2007), Khoa học - Công nghệ Malt và bia, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hiền (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, KS Bùi Bích Thủy (2003), Vai trò của nước và hệ thống tẩy rửa, khử trùng (CIP) trong nhà máy thực phẩmNhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Nguyễn Trọng Cẩn (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến (1998), Công nghệ Enzym, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. TS Nguyễn Văn Việt (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, TS Trương Thị Hoà, Th.s Lê Lan Chi, Th.s Nguyễn Thu Hà (2001), Nấm men bia và ứng
dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2002), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp
sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục
6. Bùi Thị Thuý Lành (2007), Đồ án thạc sỹ - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
7. Bộ y tế Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam,
Nhà xuất bản Y học
8. Hiệp hội rượu bia nước giải khát Việt Nam (2003), Ngành rượu bia nước
giải khát Việt Nam phát huy truyền thống hướng tới tương lai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
9. http://www.jps.gov.vn/tt-khcn/
10. Http://www.sdzhongde.en.alibaba.com