Qui định về hợp đồng cho vay trong hoạt động cho vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 63)

2.3. Thực trạng pháp luật qua thực tiễn hoạt động cho vay của ch

2.3.2. Qui định về hợp đồng cho vay trong hoạt động cho vay của chi nhánh

nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam

Hợp đồng cho vay của CNNHTMNN là sự thỏa thuận giữa bên cho vay là CNNHTMNN với bên vay là cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện vay vốn theo đó CNNHTMNN cho bên vay vay một khoản tiền nhất định và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi đã được thỏa thuận sau một khoảng thời gian nhất định.

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” và Điều 105 BLDS năm 2015 thì tiền được coi là một dạng của tài sản. Do đó hợp đồng hợp đồng cho vay giữa CNNHTMNN ở Việt Nam với khách hàng được coi là một dạng của hợp đồng vay tài sản.

Thông tư số 39/2016 TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng không còn định nghĩa về hợp đồng tín dụng và hình thức văn bản mà chỉ quy định về thỏa thuận cho vay

phải lập thành văn bản (Điều 23). Tuy nhiên trong một số các văn bản liên quan thì vẫn dùng khái niệm hợp đồng tín dụng như Thông tư 42/2018/TT-NHNN đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 24/2015/TT-NHNN Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú… Mà cho vay chỉ là một hình thức cấp tín dụng do đó hình thức giao kết đối với hoạt động cho vay là hợp đồng tín dụng là chưa chính xác. Vì vậy một số thông tư dùng cụm từ “hợp đồng tín dụng” là chưa chính xác, chưa đúng bản chất của hoạt động cho vay. Do đó cần phải sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay về vấn đề này.

Đối tượng của hợp đồng cho vay giữa CNNHTMNN ở Việt Nam và khách hàng là một số tiền nhất định có thể là đồng Việt Nam và hoặc ngoại tệ được thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng. Đối tượng trong hợp đồng vay tài sản không nhất thiết tiền mà có thể là vật. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam cấp vốn vay cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản. Vốn vay này đã được ghi rõ trong hợp đồng cho vay.

Khách hàng vay bằng loại nào thì khách hàng trả bằng loại tiền đó. Nếu khách hàng trả bằng loại tiền khác thì phải được sự đồng ý của CNNHTMNN ở Việt Nam. Khi giải ngân, CNNHTMNN ở Việt Nam hạn chế rút tiền mặt và sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) để giải ngân vốn. Bởi giải ngân bằng tiền mặt thì số lượng tiền mặt rút không được nhiều theo Thông tư số 09/2012/TT-NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Hình thức giao kết hợp đồng cho vay: Hình thức của hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải bằng văn bản mà có thể bằng miệng trong khi đó hợp đồng cho vay trong hoạt động cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam ngoài hình thức bằng văn bản viết thì hợp đồng tín dụng còn được hình thành dựa trên các văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu. Theo Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 4 Nghị

định 35/2007/ NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng thì các bộ phận cấu thành hợp đồng cho vay có thể là các chứng từ điện tử. Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử là các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại Chương III Luật các TCTD; không áp dụng trong việc phát hành hối phiếu và các giấy tờ có giá khác. Các văn bản hợp đồng điện tử được coi có giá trị như hợp đồng viết và có giá trị chứng từ trong giao dịch. Có thể nói đây là một sự nỗ lực đáng kể của nhà làm luật, phù hợp sự phát triển của xã hội nhằm đảm bảo an toàn pháp ý của các bên tham gia hợp đồng cho vay.

Hợp đồng cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam luôn là tìm kiếm lợi nhuận trong khi đó hợp đồng vay tài sản thì có thể không phải là vì mục đích kiếm lời. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật (Điều 91 Luật các TCTD năm 2010, Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN) đều quy định CNNHTMNN ở Việt Nam và khách hàng vay vốn được thỏa thuận về mức lãi suất cho vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên thì BLDS năm 2015 thì lãi suất cho vay thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. Ta thấy rằng có sự mâu thuẫn quy định về lãi suất giữa luật chuyên ngành và BLDS năm 2015 vì vậy cần phải sửa đổi về quy định này để tránh chồng chéo.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 63)