Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 85 - 90)

vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam

3.2.1. Xem xét và sửa đổi, bổ sung quy định cho người nước ngoài được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, Việt Nam đồng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, Việt Nam đồng

Như đã phân tích ở chương 2, trước đây pháp luật cho phép người nước ngoài được gửi tiền tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và quy chế tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ được áp dụng cho cá nhận cư trú Việt Nam mà không áp dụng cho cá nhân nước ngoài. Pháp luật hiện hành sau khi sửa đổi, bổ sung thay vì sửa đổi theo hướng người nước ngoài được gửi tiền tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ để đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân nước ngoài sinh sống làm việc có thu nhập hợp pháp tại Việt Nam thì thông tư mới hiện nay lại không cho phép người nước ngoài được gửi tiết kiệm cả Việt Nam đồng và ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cũng như CNNTMNN tại Việt Nam. Pháp luật hiện hành chỉ cho phép người nước ngoài được gửi tiền có kỳ hạn. Điều này gây thất thoát lãng phí nguồn vốn cho ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình huy động vốn đặc biệt là CNNHTMNN huy động vốn bằng ngoại tệ. Bởi khách hàng chủ yếu của CNNHTMNN tại Việt Nam là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Riêng hoạt động huy động tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ cần phải kiểm soát chặt, hạn chế thao túng ngoại tệ bởi lẽ nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạng Đô la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên vì vấn đề này mà hạn chế khách hàng nước ngoài gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ thì cần phải xem xét lại.

Xuất phát từ những bất cập trong quy chế tiền gửi như hiện nay thì cần xem xét, sửa đổi theo hướng cho phép cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc hợp pháp tại Việt Nam được gửi tiền tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.

3.2.2. Sửa đổi, điều chỉnh quy định pháp luật về lãi suất cho vay

Quy định về tính lãi suất cho vay trong hợp đồng cho vay giữa BLDS và Luật các TCTD năm 2010 không thống nhất, các quy định về lãi suất còn hạn chế như đã phân tích ở trong chương 2. Hiện nay Việt Nam chưa được công nhận là nền

kinh tế thị trường bởi các các ngân hàng thương mại và CNNTMNN ở Việt Nam trong quá trình hoạt động huy động vốn và cho vay ngoài chịu quy định của pháp luật thì còn bị điều chỉnh bởi các quyết định hành chính như điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Luật các TCTD năm 2010 trao quyền cho các tổ chức tín dụng trong đó có CNNHTMNN ở Việt Nam với khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay nhưng cũng trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo an toàn hệ hống ngân hàng, tránh tình trạng lạm phát trong diễn biến bất thường.

Năm 2020 dưới tác động của dịch Covid -19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5 - 2%/năm đối với lãi suất điều hành. NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm. Ngoài ra, để hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm chi phí có điều kiện giảm nhanh và mạnh lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN đã giảm 0,6 - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của tổ chức tín dụng đối với khách hàng với tổng mức giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm) [21]. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay có thì việc điều chỉnh lãi suất cho vay bằng quyết định hành chính có thể chấp nhận được bởi nếu thả nổi lãi suất cho vay thì các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động vốn để huy động vốn và đồng thời sẽ tăng lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho các chủ thể cho vay khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn, dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp. Nhưng khi lãi suất hạ xuống quá thấp, người dân và doanh nghiệp đi vay nhiều làm gia tăng lạm phát. Vì vậy NHNN đưa ra các quyết định hành điều chỉnh về lãi suất tùy vào từng giai đoạn thời kỳ nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên và đảm bảo ổn định thì trường tiền tệ, an toàn hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và để phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế, Việt Nam cần tháo gỡ việc điều chỉnh lãi suất bằng các quyết định hành chính của Ngân hàng Nhà nước mà cần áp dụng tự do lãi suất để CNNTMNN ở Việt Nam và khách hàng tự thỏa thuận về lãi suất theo nhu cầu vốn thị trường cũng như nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

3.2.3. Sửa đổi quy định về hạn mức tín dụng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài nước ngoài

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tức là giới hạn cho vay của CNNTMNN ở Việt Nam dựa trên vốn của chi nhánh đó mà không phải dựa vào vốn của ngân hàng mẹ. CNNHTMNN ở Việt Nam muốn tăng hạn mức tín dụng cần phải tăng vốn. Quy định này làm hạn chế khả năng cho vay của CNNHTMNN đặc biệt khi có dự án có nhu cầu vay vốn lớn. Trong khi đó, CNNTMNN là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ vì vậy mà giới hạn cho vay của CNNTMNN không phải dựa trên vốn của chi nhánh mà dựa vào vốn của ngân hàng mẹ. Như đã nêu ở chương 1, ở Hoa Kỳ, một CNNTMNN có thể cho vay lớn hơn một ngân hàng con vì giới hạn của nó dựa trên vốn của ngân hàng mẹ.

Vì vậy cần sửa đổi quy định về hạn mức tín dụng theo hướng hạn mức cấp tín dụng của CNNHTMNN ở Việt Nam dựa trên vốn của ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ. Điều này sẽ tránh được sự mâu thuẫn về mặt pháp lý là CNNHTMNN ở Việt Nam bị giới hạn cấp tín dụng dựa vào vốn tự có của chi nhánh trong khi CNNHTMNN ở Việt Nam không có tư cách pháp nhân và đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài và được ngân hàng nước ngoài đảm bảo chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho CNNHTMNN ở Việt Nam trong quá trình cho vay nhất là khi có dự án lớn.

3.2.4. Sửa đổi quy định về các đối tượng bị cấm cho vay, hạn chế cho vay

CNNHTMNN ở Việt Nam cấm cho vay với một số đối tượng như hiện nay là chưa hợp lý gồm: các cá nhân có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành

CNNHTMNN ở Việt Nam và các cá nhân có quan hệ họ hàng với những người có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành CNNHTMNN ở Việt Nam.

Các đối tượng này dù bị cấm nhưng bằng cách này hay cách khác vẫn có thể vay với các hình thức trá hình và việc cho vay không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó việc quy định các đối tượng cấm cho vay như hiện nay vô hình chung loại bỏ các khách hàng tiềm năng của CNNHTMNN ở Việt Nam, hạn chế khả năng cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam. Pháp luật cần sửa đổi theo hướng tạo điều kiện cho các chủ thể thuộc diện cấm vay vốn chuyển sang đối tượng được phép vay vốn nhưng ở mức hạn chế khi các cá nhân này đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay. Như vậy vừa tạo điều kiện cho các đối tượng này vay vốn vừa tạo điều kiện cho CNNHTMNN ở Việt Nam kiểm soát được việc cho vay, hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay. Ngoài ra việc quy định đối tượng bị cấm cho vay gồm những cá nhân có “chức danh tương đương” khá chung chung, không cụ thể. Vì vậy cần quy định rõ các chức danh tương đương này là các chức danh nào.

Các cá nhân điều hành quản trị ngân hàng mẹ không thuộc đối tượng bị cấm cho vay hay bị hạn chế cho vay tại CNNHTMNN ở Việt Nam. Nếu không quy định CNNHTMNN ở Việt Nam hạn chế hoặc cấm cho vay đối tượng này thì rủi ro trong hoạt động cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam là rất lớn. Bởi các cá nhân điều hành, quản trị của ngân hàng mẹ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà tạo ra các giao dịch tư lợi cá nhân. Nếu các cá nhân này đáp ứng các điều kiện vay vốn mà cấm CNNHTMNN cho vay với đối tượng này vay vốn thì loại bảo khách hàng tiềm năng do đó chỉ cần quy định các đối tượng này bị hạn chế CNNHTMNN cho vay và khi cho đối tượng này cho vay thì cần có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao.

Ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ cũng không thuộc đối tượng bị cấm cho vay hay bị hạn chế cho vạy tại CNNHTMNN ở Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam nếu trong quá trình huy động vốn mà CNHTMNN không có khả năng trả nợ cho người gửi tiền, người cho vay thì ngân hàng mẹ có trách nhiệm trả nợ thay cho CNNHTMNN. Hay trong hoạt động cho vay CNNHTMNN ở Việt Nam nợ xấu nhiều, mất khả năng thanh toán rơi vào tình

trạng phá sản thì ngân hàng mẹ sẽ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ, cam kết của CNNHTNN. Nhưng nếu chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam cho ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ vay mà ngân hàng mẹ không trả được nợ cho CNNHTMNN ở Việt Nam hoặc ngân hàng mẹ bị phá sản thì rủi ro trong hoạt động cho vay là rất lớn. Bởi ngân hàng không trả được nợ tức CNNHTMM nước ngoài không thu hồi được khoản nợ này đồng thời ngân hàng mẹ không thể đảm bảo tính trách nhiệm của mình đối với hoạt động của CNNHTMNN ở Việt Nam được nữa. Bên cạnh đó, khi ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ bị phá sản thì tư cách pháp lý của CNNNHTMNN sẽ bị chấm dứt. Theo quy định pháp luật hiện hành, khi ngân hàng mẹ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ở nước nguyên xứ đặt ngân hàng mẹ vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc ngân hàng mẹ bị phá sản thì NHNN Việt Nam sẽ phong tỏa tài sản của CNNHTMNN ở Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người cho vay. Nhưng đây chỉ là biện pháp xử lý không phải biện pháp phòng ngừa. Do đó nên cần quy định ngân hàng mẹ của CNNHTMNN hoạt động tại Việt Nam thuộc đối tượng bị cấm cho vay để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay.

3.2.5. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài về kiểm tra, giám sát khoản vay mại nước ngoài về kiểm tra, giám sát khoản vay

Luật các TCTD năm 2010 quy định việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của CNNHTMNN trong khi đó thông tư số 39/2016 thì quy định việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng là quyền của của CNNHTMNN. Do đó không có sự thống nhất luật và thông tư về quy định này. Cần quy định việc việc kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của CNNHTMNN và đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Sau khi giải ngân các ngân hàng thương mãi nói chung và CNNHTMNN nói riêng phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay nhằm phát hiện ra các vi phạm trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng và những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Tuy

nhiên trên thực tế các CNNHTMNN ở Việt Nam vẫn con lơ là, chưa chấp hành nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách cho nên CNNHTMNN không thể thu hồi nợ đúng hạn, nợ xấu gia tăng. Vì vậy cần phải quy định cụ thể trách nhiệm của CNNHTMNN ở Việt Nam trong việc kiểm tra, giám sát các khoản vay tại chi nhánh. Pháp luật cần quy định các chế tài xử lý và mức phạt thích đáng đối với CNNHTMNN ở Việt Nam có các khoản nợ xấu do việc không tuân thủ quy trình cho vay và vi phạm hoạt động kiểm tra, giám sát các khoản vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 85 - 90)