Pháp luật về chủ thể, điều kiện, hình thức cho vay của chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 53 - 61)

2.3. Thực trạng pháp luật qua thực tiễn hoạt động cho vay của ch

2.3.1. Pháp luật về chủ thể, điều kiện, hình thức cho vay của chi nhánh ngân

ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam

2.3.1. Pháp luật về chủ thể, điều kiện, hình thức cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam

Hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam luôn có hai chủ thể tham gia vào quan hệ cho vay là bên cho vay và bên vay.

Bên cho vay

Bên cho vay trong hoạt động cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam chính là CNNHTMNN đó. Khi thực hiện hoạt động cho vay CNNHTMNN ở Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như CNNHTMNN ở việt Nam phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có giấy phép thành lập, hoạt động do NHNN cấp, có điều lệ được NHNN chuẩn y, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp, người đại diện có đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng. Trong giấy phép của NHNN phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đó được phép thực hiện. Việc quy định các điều kiện này đối với bên cho vay góp phần hạn chế loại trừ những chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam không đủ điều kiện cho vay, đảm bảo an toàn hệ thống, chính sách tiền tệ.

Khi thực hiện thủ tục cho vay vốn, CNNHTMNN ở Việt Nam phải tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Theo qui định tại Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 và Điều 13 Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của NHHN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2016/TT- NHNN ngày 27/05/2016) quy định về giới hạn cấp tín dụng thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá

15% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của CNNHTMNN ở Việt Nam. Trong trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định thì CNNHTMNN được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo điều này thì giới hạn cấp tín dụng cho vay của một khách hàng sẽ được dựa trên vốn của CNNHTMNN thay vì dựa vào vốn của hội sở chính của ngân hàng nước ngoài. Hiện nay mức vốn pháp định của CNNHTMNN tại Việt Nam là 15 triệu đô la khoảng 300 tỷ đồng. Vì vậy để tăng hạn mức tín dụng thì các CNNHTMNN phải tăng vốn, nếu không tăng vốn thì các CNNHTMNN bắt buộc phải hạn mức tín dụng. Đó là lý do có nhiều CNNHTMNN xin Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn lên như năm 2019 có 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoại tại Việt Nam tăng vốn gồm Ngân hàng Bank of China (Hong Kong) Limited – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh tăng vốn từ 100 triệu USD lên 180 triệu USD; Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (Industrial Bank of Korea) – Chi nhánh Hà Nội tăng vốn từ 90 triệu USD lên 120 triệu USD; Ngân hàng The Siam Commercial Bank Public Company Limited - Chi nhánh TP.HCM tăng vốn từ 100.470.717 USD lên 130.470.717 USD; năm 2020 có Ngân hàng Kookmin chi nhánh Hà Nội từ 35 triệu USD tăng vốn lên 100 triệu USD (hơn 2,300,000 tỷ đồng) tăng gần gấp 3 lần sau 1 năm thành lập tại Hà Nội, ngân hàng Kookmin chi nhánh Hồ Chí Minh cũng tăng vốn từ 70 triệu USD lên 100 triệu USD; ngày 16/4/2020 Ngân hàng First Commercial Bank – chi nhánh Hà Nội tăng vốn điều lệ thành 30 triệu USD, Ngân hàng First Commercial Bank – chi nhánh Hồ Chí Minh tăng vốn điều lệ lên 70 triệu USD [23].

Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn

của Basel II sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Các ngân hàng bắt buộc phải tăng vốn theo quy định tại Thông tư 41/2016, phải thường xuyên duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 8% đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ít nhất là 9%. Đến nay có 16 ngân hàng trong nước đã đạt chuẩn Basel II cùng với 2 ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam.

Bên vay

Bên vay là các khách hàng có nhu cầu vay vốn và đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của CNNHTMNN ở Việt Nam. Chủ thể được quyền vay vốn tại các CNNHTMNN tại Việt Nam là các cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài, pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn có khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động đời sống. Cụ thể khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

Thứ nhất, về năng lực chủ thể: khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân Việt Nam, pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, thành viên hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Đối với khách hàng vay là pháp nhân, cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật nước ngoài mà pháp nhân đó mang quốc tịch hoặc cá nhân là công dân nếu pháp luật đó được pháp luật Việt Nam qui định và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Theo quy định tại Điều 126 Luật các TCTD năm 2010, một số đối tượng mà CNNHTMNN ở Việt Nam không được (bị cấm) cho vay gồm:

- Các cá nhân có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành CNNHTMNN ở Việt Nam: Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và các chức danh tương đương của CNNHTMNN ở Việt Nam;

- Các cá nhân có quan hệ họ hàng với những người có trách nhiệm trong việc điều hành CNNHTMNN ở Việt Nam: cha, mẹ, vợ, chồng, con của Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và các chức danh tương đương của CNNHTMNN ở Việt Nam

Bên cạnh quy định các đối tượng bị cấm cho vay tại CNNHTMNN ở Việt Nam như trên thì pháp luật còn quy định các trường hợp bị hạn chế cho vay. Đó là các cá nhân liên quan đến quá trình cho vay hoặc liên quan đến việc phát hiện vi phạm trong quá trình cho vay hoặc có quyền chi phối đến hoạt động của CNNHTMNN không được cho vay không có bảo đảm cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi. Việc hạn chế các đối tượng cho vay này nhằm phát hiện sớm các sai phạm một cách khách quan, tạo công bằng giữa các chủ thể vay vốn và hạn chế rủi ro cho vay. Các đối tượng bị hạn chế cho vay tại CNNHTMNN ở Việt Nam được quy định tại Điều 127- Luật các TCTD năm 2010 gồm:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại CNNHTMNN ở Việt Nam; thanh tra viên đang thanh tra tại CNNHTMNN ở Việt Nam

- Kế toán trưởng của CNNHTMNN ở Việt Nam; - Người thẩm định, xét duyệt cho vay;

Pháp luật hiện hành không cấm hay hạn chế CNNHTMNN ở Việt Nam cho chính ngân hàng mẹ của mình ở nước nguyên xứ vay. Do đó CNNHTMNN ở Việt Nam có thể cho ngân hàng mẹ vay. Nếu CNNHTMNN ở Việt Nam cho ngân hàng mẹ vay mà ngân hàng mẹ mất khả năng chi trả hoặc không có khả năng thanh toán nợ cho CNNHTMNN ở Việt Nam thì CNNHTMNN ở Việt Nam không thể thu hồi được vốn vay và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người gửi tiền, người cho vay tại CNNHTMNN và an toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Hoặc khi ngân hàng mẹ bị phá sản đối với khoản vay của CNNHTMNN ngân hàng không thể trả nợ và ngân hàng mẹ phá sản thì ngân hàng mẹ lúc này không thể bảo đảm đối với các nghĩa vụ, cam kết của CNNHMTNN ở Việt Nam và CNNHTMNN ở Việt Nam cũng chấm dứt tư cách pháp lý của mình. Trong trường hợp này

CNNHTMNN ở Việt Nam vừa không thu hồi được nợ đối với khoản cho ngân hàng mẹ vay vừa phải chấm dứt sự tồn tại của mình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người gửi tiền, có thể dẫn tới hiện tượng người dân đi ồ ạt đi rút tiền tiết kiệm, tiền trong tài khoản ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Pháp luật hiện hành quy định, khi ngân hàng mẹ dấu hiệu mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc có yêu cầu phải giải thể, thanh lý, phá sản, hoặc bị rút giấy phép thành lập và hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện phong tỏa tài sản của CNNHTMNN ở Việt Nam để đảm bảo quyền lợi các khách hàng gửi tiền, cho vay tại CNNHTMNN đó, tránh tẩu tán tài sản. Nhưng đây chỉ là biện pháp xử lý chứ không phải là biện pháp phòng ngừa. Do đó cần quy định việc ngân hàng mẹ của CNNHTMNN ở Việt Nam thuộc đối tượng mà CNHNTMNN ở Việt Nam bị cấm hoặc hạn chế cho vay. Nhà làm luật cần quan tâm đến quy định về quản trị rủi ro, quy định đảm bảo an toàn của pháp luật nước nguyên xứ.

Bên cạnh đó pháp luật hiện hành cũng không cấm hay hạn chế việc CNNHTMNN ở Việt Nam cho những người có trách nhiệm trong việc điều hành quản lý tại ngân hàng mẹ vay vốn. Vì vậy các đối tượng này sẽ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tạo ra các giao dịch tư lợi ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam. Cần quy định đối tượng này thuộc đối tượng CNNHTMNN ở Việt Nam hạn chế cho vay.

Ngoài ra ngân hàng nước ngoài quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của CNNHTMNN tại Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính và quy định của Luật các TCTD năm 2010 về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Do đó tuỳ vào cơ cấu tổ chức của CNNHTMNN ở Việt Nam mà quy định các đối tượng không được vay tại chính CNNHTMNN nơi họ làm việc. Việc quy định đối tượng bị cấm cho vay gồm những cá nhân có “chức danh tương đương” khá chung chung, không cụ thể, không rõ các chức danh tương đương là các chức danh nào. Vì vậy một số đối tượng lợi dụng điều này để có thể

vay vốn tại CNNHTMNN ở Việt Nam nơi họ làm việc hoặc họ có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà tạo ra các giao dịch tư lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CNNHTMNN.

Thứ hai, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn phải hợp pháp: khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam và khách hàng thỏa thuận và ghi rõ mục đích sử dụng trong hợp đồng cho vay. Quy chế cho vay không quy định cụ thể các nhu cầu nào được phép cho vay mà chỉ quy định những nhu cầu không được cho vay (Điều 8- Thông tư 39/2016/TT-NHNN). CNNHTMNN ở Việt Nam không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; để mua vàng miếng; để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc quy định như vậy nhằm hạn chế việc không quy định hết các nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy mà CNNHTMNN ở Việt Nam được phép cho khách hàng vay đối với những nhu cầu không bị pháp luật cấm. Khi CNNHTMNN ở Việt Nam phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo theo thỏa thuận thì có quyền chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn.

Theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã quy định rõ CNNHTMNN ở Việt Nam không được cho khách hàng vay vốn để mua vàng miếng tạo điều kiện thuận

lợi cho CNNHTMNN có thể quyết định được luôn việc có cho khách hàng vay vốn để mua vàng để sản xuất, gia công vàng là trang sức mỹ nghệ. Không còn tình trạng mỗi lần có doanh nghiệp đề nghị vay vốn với mục đích mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ, CNNHTMNN ở Việt Nam sẽ gửi văn bản xin phép Ngân hàng Nhà nước không dám chủ động phê duyệt cho vay vốn ngay vì sợ vi phạm điều cấm. Bởi theo thông cũ trước đây (Thông tư số 33/2011/TT-NHNN) thì CNNHTMNN ở Việt Nam không được phép cho khách hàng vay vốn nhằm mục đích mua vàng trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của NHNN.

Theo quy định tại Thông tư 42/2018/TT-NHNN thì CNNHTMNN ở Việt Nam không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay; cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay [8]. Quy định nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Ngoài ra CNNHTMNN ở Việt Nam được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn bằng ngoại tệ thuộc đối tượng ưu tiên.Ngoài ra bên vay còn phải đáp ứng các điều kiện riêng sau:

Thứ nhất, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Khi

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 53 - 61)