Hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy vốn và cho vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy vốn và cho vay của chi nhánh

nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam nhằm đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Những quy định của pháp luật không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước mà còn phải phù hợp với các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Hội nhập quốc tế đòi hỏi cần sự đổi mới trong hoạt động ngân hàng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng và các văn bản pháp luật liên quan đến việc huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Để thực thi tốt các cam kết với quốc tế với các nước trong khu vực về hoạt động ngân hàng thì cần xây dựng các quy phạm pháp luật liên quan đến chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở các chuẩn mực thông lệ quốc tế và các cam kết mà Việt Nam đã ký kết.

Hiện nay Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định, hiệp ước với nhiều tổ chức quốc tế. Tính đến nay, Việt Nam và các nước đối tác đã kết thúc đàm phán và ký kết 14 FTA song phương và đa phương. Gần đây nhất, ta đã ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVIPA) vào tháng 06/2019 và ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 3/2018. Đây là dấu ấn rất quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập ngày càng sâu hơn với kinh tế thế giới. Việc tham gia đồng thời một số FTA thế hệ mới có chất lượng cao, toàn diện và cân bằng như CPTPP, EVFTA, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu … sẽ tạo một bước chuyển biến mới cho Việt Nam trong quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập trên toàn khu vực. Trong đó có 3 cam kết, hiệp định lớn và quan trọng nhất là Cam kết WTO và Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Ngày 11/01/2007 Việt Nam gia nhập WTO với cam kết cho phép ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với điều kiện ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi

nhánh ở Việt Nam và chịu các hạn chế trong hoạt động của như không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở giao dịch chính nhưng được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam được nới lỏng trong vòng năm (05) năm kể từ ngày 01/01/2007, và từ 1/1/2011 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tương tự các ngân hàng Việt Nam (đối xử quốc gia đầy đủ và phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ thuật theo quy định của Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài mà không có sự phân biệt đối xử; các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, tư vấn và thông tin tài chính,..

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và tham gia ký kết các hiệp định song phương đa phương thì nhà nước ta đã có sự sửa đổi bổ sung điều chỉnh để phù hợp với các cam kết mà Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập, hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN vẫn bộc lộ những nhược điểm chưa phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật các nước thành viên tham gia ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam. Quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo được điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các CNNHTMNN thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay, còn bộc lộ sự phân biệt đối xử giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với ngân hàng trong nước.

Vì vậy đòi hỏi cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật, hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN, hành lang pháp lý phù hợp với các cam kết thông lệ quốc tế nhằm tiến tới một

nền kinh tế thị trường, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh hợp pháp và bình đẳng, lành mạnh giữa các quy định giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đảm bảo sự an toàn hệ thống ngân hàng.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam theo hướng khắc phục những bất cập, hạn chế về pháp luật phù hợp với thực tiễn trên cơ sở đó tạo tính khả thi cho các văn bản pháp luật

Như đã phân tích ở Chương 2 thì pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam còn một số bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Và hiện nay pháp luật về hoạt động huy vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản khác nhau và các quy định trong các văn bản này vẫn bị chồng chéo, thiếu đồng bộ nhất quán. Ngoài ra khuôn khổ điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính.

Vì vậy mà cần sửa đổi bổ sung các quy phạm pháp luật để hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các CNNHTMNN ở Việt Nam thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay trên nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó trong quá trình sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN cần phải tham khảo các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, …để sửa đổi cho phù hợp, tương ứng tránh tình trạng thiếu đồng bộ nhất quán, xung đột giữa các văn bản pháp luật, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN phải đặt trong mối quan hệ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn liền với việc hoàn thiện các văn bản khác có liên quan. Chính vì vậy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN phải được thực hiện đồng thời với các quy định khác có liên quan để đảm bảo được tính thống nhất.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)