Sửa đổi quy định về các đối tượng bị cấm cho vay, hạn chế cho vay

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 89)

CNNHTMNN ở Việt Nam cấm cho vay với một số đối tượng như hiện nay là chưa hợp lý gồm: các cá nhân có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành

CNNHTMNN ở Việt Nam và các cá nhân có quan hệ họ hàng với những người có trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành CNNHTMNN ở Việt Nam.

Các đối tượng này dù bị cấm nhưng bằng cách này hay cách khác vẫn có thể vay với các hình thức trá hình và việc cho vay không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó việc quy định các đối tượng cấm cho vay như hiện nay vô hình chung loại bỏ các khách hàng tiềm năng của CNNHTMNN ở Việt Nam, hạn chế khả năng cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam. Pháp luật cần sửa đổi theo hướng tạo điều kiện cho các chủ thể thuộc diện cấm vay vốn chuyển sang đối tượng được phép vay vốn nhưng ở mức hạn chế khi các cá nhân này đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay. Như vậy vừa tạo điều kiện cho các đối tượng này vay vốn vừa tạo điều kiện cho CNNHTMNN ở Việt Nam kiểm soát được việc cho vay, hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay. Ngoài ra việc quy định đối tượng bị cấm cho vay gồm những cá nhân có “chức danh tương đương” khá chung chung, không cụ thể. Vì vậy cần quy định rõ các chức danh tương đương này là các chức danh nào.

Các cá nhân điều hành quản trị ngân hàng mẹ không thuộc đối tượng bị cấm cho vay hay bị hạn chế cho vay tại CNNHTMNN ở Việt Nam. Nếu không quy định CNNHTMNN ở Việt Nam hạn chế hoặc cấm cho vay đối tượng này thì rủi ro trong hoạt động cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam là rất lớn. Bởi các cá nhân điều hành, quản trị của ngân hàng mẹ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà tạo ra các giao dịch tư lợi cá nhân. Nếu các cá nhân này đáp ứng các điều kiện vay vốn mà cấm CNNHTMNN cho vay với đối tượng này vay vốn thì loại bảo khách hàng tiềm năng do đó chỉ cần quy định các đối tượng này bị hạn chế CNNHTMNN cho vay và khi cho đối tượng này cho vay thì cần có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao.

Ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ cũng không thuộc đối tượng bị cấm cho vay hay bị hạn chế cho vạy tại CNNHTMNN ở Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam nếu trong quá trình huy động vốn mà CNHTMNN không có khả năng trả nợ cho người gửi tiền, người cho vay thì ngân hàng mẹ có trách nhiệm trả nợ thay cho CNNHTMNN. Hay trong hoạt động cho vay CNNHTMNN ở Việt Nam nợ xấu nhiều, mất khả năng thanh toán rơi vào tình

trạng phá sản thì ngân hàng mẹ sẽ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ, cam kết của CNNHTNN. Nhưng nếu chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam cho ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ vay mà ngân hàng mẹ không trả được nợ cho CNNHTMNN ở Việt Nam hoặc ngân hàng mẹ bị phá sản thì rủi ro trong hoạt động cho vay là rất lớn. Bởi ngân hàng không trả được nợ tức CNNHTMM nước ngoài không thu hồi được khoản nợ này đồng thời ngân hàng mẹ không thể đảm bảo tính trách nhiệm của mình đối với hoạt động của CNNHTMNN ở Việt Nam được nữa. Bên cạnh đó, khi ngân hàng mẹ ở nước nguyên xứ bị phá sản thì tư cách pháp lý của CNNNHTMNN sẽ bị chấm dứt. Theo quy định pháp luật hiện hành, khi ngân hàng mẹ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ở nước nguyên xứ đặt ngân hàng mẹ vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc ngân hàng mẹ bị phá sản thì NHNN Việt Nam sẽ phong tỏa tài sản của CNNHTMNN ở Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người cho vay. Nhưng đây chỉ là biện pháp xử lý không phải biện pháp phòng ngừa. Do đó nên cần quy định ngân hàng mẹ của CNNHTMNN hoạt động tại Việt Nam thuộc đối tượng bị cấm cho vay để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 89)