Đánh giá ưu và nhược điểm của pháp luật về hoạt động huy động

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 64)

vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam

2.4.1. Ưu điểm

Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam về cơ bản hợp lý và đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thứ nhất, Quy định của pháp luật cho phép chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều vốn nhàn rồi từ người gửi tiền.

Trước đây khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, Luật các TCTD và các nghị định quy định còn khá khắt khe đối với CNNHTMNN ở Việt Nam về hoạt động nhận tiền gửi. Theo Nghị định 13/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam tại Điều 30 thì CNNHTMNN ở Việt Nam được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì quy định này đã được nới lỏng, quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của CNNHTMNN ở Việt Nam được mở rộng hơn. Các CNNHTMNN tại Việt Nam được huy động vốn bằng nhận tiền gửi dưới mọi hình thức bởi pháp luật không có sự phân biệt quy định về hoạt động huy động vốn giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Vì thế, các CNNHTMNN ở Việt Nam không bị bất kỳ một hạn chế nào, được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam bên cạnh thế mạnh vốn có của nó là huy động vốn bằng ngoại tệ.

Mặc dù Luật các TCTD 2010 ra đời trên tình thần, nguyên tắc bình đẳng giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài cho phép CNNHTMNN ở Việt Nam nhận tiền gửi tiết kiệm để huy động vốn nhưng vẫn còn hạn chế ở chỗ CNNHTMNN ở Việt Nam không được nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ và nội tệ đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài.

Thứ hai, mở rộng đối tượng mở tài khoản thanh toán không còn bị giới hạn là cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân mà thay vào đó đối tượng mở tượng tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam gồm cá nhân và các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật: Tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác

số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì đối tượng mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam chỉ gồm cá nhân và tổ chức là pháp nhân. Mà theo quy định của BLDS 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi tổ chức đó có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Tức là các tổ chức không là pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, văn phòng luật sư.. thì không thuộc đối tượng mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Vì vậy mà các tổ chức không phải là pháp nhân muốn mở tài khoản tại ngân hàng thay vì chủ tài khoản là tổ chức đó thì người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức sẽ là chủ tài khoản dưới hình thức tài khoản cá nhân hoặc tổ chức đó phải chuyển đổi lại hình sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,... Mà tiền do cá nhân đứng tên trong tài khoản cá nhân được hiểu là tài sản của cá nhân đó, tổ chức đứng tên trên tài khoản thì được tiền trong tài khoản đó là của tổ chức, người đại diện chỉ là chủ tài khoản đại diện cho tổ chức đó, thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch.

Quy định đối tượng được mở tài khoản chỉ gồm cá nhân và pháp nhân là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã được thừa nhận tại Luật Thương mại năm 2005, Luật Luật sư năm 2006, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư 2020,.. như Văn phòng luật sư (do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân) có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật (Điều 33 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012); Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam (khoản 4 Điều 17 Luật Thương mại năm 2005); Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng (Khoản 2 Điều 49 Luật Đầu tư năm 2020)…, gây khó khăn lớn, tiềm ẩn rủi ro pháp lý cho các tổ chức này trong hoạt động, nhất là

thực hiện pháp luật về thuế, giao kết hợp đồng, gây xáo trộn không đáng có trong xã hội, tốn kém về thời gian, chi phí.

Đồng thời, điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 32/2016/TT-NHNN quy định: “Sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện đóng tài khoản đối với những tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân chưa hoàn thành việc chuyển đổi hình thức tài khoản theo quy định tại điểm b Khoản này” tức là các tài khoản thanh toán của tổ chức không có tư cách pháp nhân đã mở trước ngày Thông tư số 32/2016 có hiệu lực (ngày 1/3/2017) phải chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản; nếu không thực hiện việc chuyển đổi hình thức tài khoản thì sau 12 tháng (sau ngày 1/3/2018) sẽ bị đóng tài khoản. Qui định là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Thông tư số 32/2016 có hiệu lực.

Thấy được sự bất cập này, NHNN Việt Nam ban hành thông tư số 02/2019/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 32/2016/TT- NHNN và Thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 12/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-NHNN. Theo thông tư 02/2019/TT-NHNN đối tượng mở tài khoản thanh toán đã được mở rộng, không còn bị giới hạn là cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân mà thay vào đó đối tượng mở tượng tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gồm cá nhân và các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật: Tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức theo quy định tại Thông tư 02/2019 phải là tổ chức thay vì là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức như trước đây. Chủ tài khoản thanh toán (tổ chức) được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán.

Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự thì toàn bộ thành viên là chủ thể tham gia. Do đó, nếu các tổ chức không có tư cách pháp nhân này không muốn cả các thành viên cùng phải tham gia giao dịch tài khoản nói riêng, giao dịch dân sự nói chung, thì có thể ủy quyền cho một người đại diện.

Thứ ba, quy định về phát hành giấy tờ có giá mở rộng quyền tự chủ phát hành của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng nói chung chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài nói riêng có thể thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có giá trên thực tế một cách dễ dàng để huy động vốn hiệu quả.

Thông tư 34/2013/TT-NHNN và Thông tư số 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 34/2013/TT-NHNN đều trao quyền chủ động hoàn toàn cho các CNNHTMNN ở Việt Nam trong các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu.

Theo Điều 20 Thông tư 34/2013/TT-NHNN thì CNNHTMNN ở Việt Nam được phát hành trái phiếu và Điều 25 thông tư này thì CNNHTMNN ở Việt Nam được phát hành trái phiếu trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được NHNN chấp thuận và báo cáo kết quả phát hành giấy tờ có giá về NHNN hay CNNHTMNN ở Việt Nam được NHNN chấp thuận phát hành trái phiếu nhưng không tổ chức phát hành thì phải báo cáo NHNN. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không có tư cách pháp nhân nên không được phát hành trái phiếu vì vậy việc quy định CNNHTMNN được phát hành trái phiếu là chưa chính xác. Thông tư số 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 34/2013/TT- NHNN quy định này đã được bãi bỏ, việc bãi bỏ quy định này là vô cùng hợp lý.

Quyền tự chủ của CNNHTMNN ở Việt Nam trong hoạt động huy động vốn còn được thể hiện ở việc mở rộng phương thức phát hành giấy tờ có giá, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể theo quy chế phát hành giấy tờ có giá quy định trong Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN chỉ có 2 phương thức phát hành giấy tờ có giá đó là trực tiếp phát hành giấy tờ có giá và phát hành qua tổ chức tín dụng làm đại lý hoặc

ủy thác phát hành giấy tờ có giá thì trong Thông tư 34/2013/TT-NHNN phương thức phá hành giấy tờ có giá phong phú hơn. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo phương thức: trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu.

Thứ tư, điều kiện khách hàng phải có tài sản bảo đảm tiền vay không còn là điểu kiện bắt buộc khi vay vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam, hồ sơ vay vốn được đơn giản hóa, mở rộng mục đích cho vay vốn và quy định rõ ràng việc cấm cho vay vốn để mua vàng miếng.

Theo quy chế cho vay 1672 thì tài sản bảo đảm là một trong các điều kiện bắt buộc vay vốn thì theo quy định của luật hiện hành, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bỏ điều kiện quy định về tài sản bảo đảm tiền vay bên cạnh đó bổ sung thêm đối tượng cá nhân được vay vốn là cá nhân từ đủ 15 đến 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hồ sơ vay vốn đơn giản hơn, không giới hạn mục đích vay vốn. Bên cạnh đó về hồ sơ vay vốn không còn yêu cầu khách hàng phải gửi giấy đề nghị vay vốn cho ngân hàng và đơn giản hóa phương án sử dụng vốn đối với hoạt động cho vay đời sống.

Nếu như trước đây quy định CNNHTMNN ở Việt Nam chỉ được cho vay với mục đích hoạt động kinh doanh thì pháp luật hiện hành cho phép CNNHTMNN ở Việt Nam cho vay để phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng.

Thông tư số 33/2011/TT-NHNN nhu cầu vốn để mua vàng cũng nằm trong danh sách nhu cầu vốn không được cho vay. Tuy nhiên, quy định này cũng ngoại trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. So với quy định trong Thông tư 33/2011, thay vì quy định chung mặt hàng vàng (gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng miếng, …) thì Thông tư 39/2016 quy định rõ việc không cho vay chỉ áp dụng đối với nhu cầu mặt hàng vàng miếng. Điều này tạo thuận lợi cho CNNHTMNN ở Việt Nam chủ động quyết định trọng việc cho khách hàng vay vốn với mục đích mua vàng nhưng không phải phải

mặt hàng vàng miếng và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi với các chủ thể có nhu cầu vay vốn với mục đích mua vảng để sản xuất trang sức, mỹ nghệ, ...

Thứ năm, không còn khái niệm hợp đồng tín dụng trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/1/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các hình thức cấp tín dụng gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng… Cho vay chỉ là một hình thức cấp tín dụng và có những đặc điểm đặc thù so với các loại hình cấp tín dụng khác. Ngoài ra, với mỗi loại hình thức cấp tín dụng khác nhau thì sẽ có văn bản pháp luật riêng điều chỉnh tương ứng với nó và có định nghĩa hợp đồng tương ứng với nó. Đối với hình thức bảo lãnh sẽ được điều chỉnh bởi Thông tư số: 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của NHNN qui định về bảo lãnh ngân hàng, trong đó có định nghĩa về hợp đồng bảo lãnh; hay với hình thức chiết khấu công cụ giấy tờ có giá chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có định nghĩa về hợp đồng chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác trong Thông tư 04/2013/ TT-NHNN (Khoản 1-Điều 3); với hình thức bao thanh toán thì được quy định tại Thông tư số: 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 của NHNN quy định về hoạt động bao thanh toán của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cũng có định nghĩa về hợp đồng bao thanh toán (Khoản 4 - Điều 3),.. Trước đây hợp đồng tín dụng được quy định tại Luật các TCTD năm 1997 và quy chế cho vay 1672. Và khái niệm hợp đồng tín dụng đã được hủy bỏ và không còn được quy định tại Luật các TCTD năm 2010 tuy nhiên không có khái niệm hay định nghĩa về hợp đồng cho vay.

Thứ sáu, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam và khách hàng được thỏa thuận mức lãi suất cho vay tạo tính thanh khoản, tính minh bạch thông thoáng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN lãi suất cho vay sẽ được áp dụng theo cơ chế thỏa thuận. Khách hàng sẽ được tự do thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung - cầu, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này có nghĩa là

người vay có quyền “mặc cả” với CNNHTMNN ở Việt Nam khi vay tiền. Việc bỏ trần lãi suất trong hoạt động cho vay là phù hợp với yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường, tự do thỏa thuận lãi suất cho vay sẽ giúp bản thân các doanh nghiệp chủ động được các phương án kinh doanh, tính toán các chi phí và không bị gò ép vào bất cứ mệnh lệnh hành chính nào. Cho vay theo lãi suất thỏa thuận giúp tạo ra tính thanh khoản, tính minh bạch thông thoáng cho chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài được điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 64)