Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm tại chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 94 - 115)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay

3.3.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm tại chi nhánh ngân hàng

thương mại nước ngoài ở Việt Nam

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam là chất lượng các cán bộ, nhân viên làm công tác ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam không chỉ cạnh tranh nhau về năng lực tài chính, công nghệ mà còn ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại CNNHTMNN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn yếu kém. Do đó, CNNHTMNN ở Việt Nam cần xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng năng động, sáng tạo, hiểu biết pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp bởi nếu cán bộ bị tha hóa thông đồng với khách hàng dẫn đến thẩm định không đầy đủ, chính xác dẫn đến các dự án không khả khi trên thực hiện và không có khả năng thu hồi được nợ. Cán bộ, nhân viên làm việc tại CNNHTMNN có nghiệp vụ tốt sẽ giúp mọi giao dịch với khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác tạo được tâm lý tin tưởng cho khách hàng và sự uy tín của ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên;

định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp cán bộ tín dụng cập nhật và nắm rõ những quy định, quy chế mới được ban hành để họ có kiến thức chuyên môn vững chắc. Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ CNNHTMNN ở Việt Nam cần có những chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên; có chính sách quản lý cán bộ, khen thưởng đối với cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt trách nhiệm, giúp CNNHTM đảm bảo vốn cho vay, hạn chế rủi ro cho vay ở mức thấp nhất đồng thời cần kỷ luật đối với những cán bộ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, gây thiệt hại cho CNNHTMNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các định hướng hoàn thiện pháp luật huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam xuất phát từ lý luận và thực tiễn gồm các định hướng sau:

- Theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng tài chính,;

- Thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế;

- Khắc phục những bất cập, hạn chế về pháp luật về hoạt động huy vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Xuất phát từ các định hướng nêu trên tác giả đưa ra một số biện pháp hoàn thiện về hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam như sau:

- Sửa đổi bổ sung quy định cho người nước ngoài được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, Việt Nam đồng;

- Điều chỉnh quy định pháp luật về lãi suất cho vay;

- Sửa đổi quy định về hạn mức tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam;

- Sửa đổi quy định về các đối tượng bị cấm cho vay, hạn chế cho vay;

- Quy định cụ thể trách nhiệm của CNNHTMNN ở Việt Nam về kiểm tra, giám sát khoản vay.

Bên cạnh đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam. Đối với hoạt động động vốn, CNNHTMM có có những chính sách để thu hút nguồn vốn như đa dạng hóa các các hình thức huy động vốn, thực hiện chính sách marketing để quảng bá hình ảnh của chi nhánh, để khách hàng biết về các sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh cung cấp; có những chính sách lãi suất phù hợp, mang tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh doanh, chính sách chăm sóc dịch vụ khách hàng để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, cần đổi mới công nghệ để đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay CNNHTMNN cần xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ,

đầy đủ, giám sát quá trình cho vay; có những chính sách cho vay đa dạng phù hợp với thực tiễn; nâng cao chất lượng thẩm định; nâng cao trách nhiệm kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay CNNHTMNN ở Việt Nam cần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ nhận viên làm việc tại CNNHTMNN.

KẾT LUẬN

Sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam làm đa dạng phong phú hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế. Đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam với ưu thế về công nghệ hiện đại, năng lực tài chính, năng lực quản lý, nghiệp vụ còn giúp các ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, đổi mới tư duy, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên.

Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay là hai hoạt động cơ bản đặc trưng, thể hiện rõ bản chất hoạt động của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam. Hoạt động huy động vốn là hoạt động thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân nhằm nâng cao năng lực tài chính để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thì hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài bằng việc cho các chủ thể trong xã hội có nhu cầu vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho vay một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động huy động vốn và cho vay có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đảm bảo sự luôn chuyển vốn một cách nhịp nhàng từ người thừa vốn đến những người thiếu vốn, cần vốn. Hai hoạt động này đều mang tính rủi ro cao, sự tác động tích cực và tiêu cực của nó thường mang tính dây chuyền, ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam cần được pháp luật điều chỉnh.

Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố pháp luật; yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội; yếu tố năng lực của chi nhánh và các yếu tố khác như yếu tố hội nhập quốc tế, yếu tố tâm lý, thói quen của công chúng, yếu tố dân số dân cư. Trong quá trình thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay, CNNHTMNN ở Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn đặc biệt là các quy định của pháp luật còn bất cập hạn chế, chồng chéo không nhất quán.

Trong quá trình nghiên cứu pháp luật hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài ở Việt Nam tác giả đã lãm rõ các ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành. Xuất phát từ việc các quy định pháp luật còn một số hạn chế, chưa đầy đủ, chặt chẽ nhất quán do đó đòi hỏi cần phải hoàn thiện pháp luật về huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam phù hợp chủ trương chính xác của Đảng và nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng tài chính, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cam kết mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động huy động vốn và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam luận văn có trình bày một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động và cho vay của CNNHTMNN ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định 13/1999/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 2. Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam - Thăng

trầm và đột phá, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hà Nội.

4. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 34/2013/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 42/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, Hà Nội.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định về tiền gửi tiết kiệm, Hà Nội.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định về tiền gửi có kỳ hạn, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 33/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Phương (2016), Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Tuyến (2008), “Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của TCTD”, Tạp chí ngân hàng, (09), Hà Nội.

15. Trần Khánh Tuyết (2014), Về việc thành lập và hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

16. Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sĩ luật học Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Trường Đại học công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, Khoa tài chính - ngân hàng (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

18. Michael Jose Fuchs (2002), Building trust developing the Russian financial sector, The World Bank Washington, D.C,

19. PricewaterhouseCoopers (2007-2008), A regulatory guide for foreign banks in the United States.

20. Regulation of the People's Republic of China on Administration of Foreign- funded Financial Institutions.

III. Tài liệu Website

21. https://thanhtra.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/nam-2020-ngan-hang- nha-nuoc-dieu-chinh-lai-suat-cho-vay-giam-tu-1-5-2-nam-175667.html. 22. https://www.rbc.ru/economics/15/03/2013/570404f79a7947fcbd446b9f. 23. https://www.sbv.gov.vn.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC CHI NHÁNHNGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Đến ngày 31/12/2020 Đơn vị: Tỷ đồng STT Tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài Địa chỉ Số giấy phép ngày cấp Vốn

điều lệ Tên ngân hàng mẹ

Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng mẹ 1. Agricultural Bank of China Hà Nội Phòng 901-907, tầng 9 Tòa nhà TNR, 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

80/GP-NHNN ngày 28/12/2017 1,138.5 Ngân hàng Agricultural Bank of China Limited Số 69, Jianguomen Nei Avenue, Quận Dongcheng, Bắc Kinh Trung Quốc

2. Bank of China TP.Hồ Chí Minh

Tầng trệt và Tầng 11 Tòa nhà Times Square, số 22-36 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí - 21/NH-GP ngày 24/7/1995; - 1892/QĐ-NHNN ngày 23/9/2016; - 1361/QĐ-NHNN ngày 24/7/2015; 3,744.9 Bank of China (Hong Kong)

14th Foor, Bank of China Tower, No.1 Garden Road, Hong Kong, Trung Quốc

3. Bank of India TP. Hồ Chí Minh

P202, P203, tầng 2, cao ốc Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh 10/GP-NHNN ngày 31/7/2015 356,5 (15,5 triệu USD) Bank of India

Star house, C-5, “G” Block, Bandra Kurla Complex, Bandra (East), Mumbai, Ấn Độ 4. Bank of Communications TP. Hồ Chí Minh Tầng 17, Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 236/GP-NHNN ngày 22/10/2010 984.5 Bank Of Communications Co., Ltd

số 188, đường Yin Cheng Zhong, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

5.

Bangkok Hà Nội

Phòng 3, tầng 3, Trung tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 48/GP-NHNN ngày 06/3/2009 1,715.9 Bangkok Bank Public Company Limited

333 Silom Road, Kwang Silom, Khet Bangrak, Bangkok Metropolis, Thái Lan

6.

Bangkok TP. Hồ Chí

Minh 35 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 03/NH-GP ngày 15/4/1992; 520/QĐ-NHNN ngày 21/3/2012 3,532.1 Bangkok Bank Public Company Limited

333 Silom road, Kwang Silom, Khet Bangrak, Bangkok Metropolis

BIDC Hà Nội

8. BIDC TP. Hồ Chí Minh 110 Đường Cách mạng tháng Tám, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 284/GP-NHNN ngày 18/12/2009 269.1

Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia

Campuchia

9.

BNP Paribas Hà Nội Tầng M, Pan Pacific, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội 05/GP-NHNN ngày 11/5/2015; 2279/QĐ-NHNN ngày 15/11/2016 1,625.5 Ngân hàng BNP Paribas Số 16 Boulevard des Iltaliens, 75009 Paris, Pháp 10. BNP Paribas TP. Hồ Chí Minh

Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 05/NH-GP ngày 05/6/1992 725/GP-HCM ngày 3/12/2020 1,416.9 Ngân hàng BNP Paribas Số 16 Boulevard des Iltaliens, 75009 Paris, Pháp 11. BPCE IOM TP. Hồ Chí Minh (tên cũ: Natixis TP. Hồ Chí Minh) Tầng 21, tòa nhà Green Power, số 35 đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 06/NH-GP ngày 12/06/1992 1,493.6 Ngân Hàng Bpce International Et Outre-Mer (Ngân hàng BPCE IOM) 88 Avenue de France, 75641 Paris cedex 13, Pháp

Duẩn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

ngày 09/8/2016

13. Cathay United Bank - Chi nhánh Chu Lai

Tầng 4 Tòa nhà Viettel Quảng Nam, số 121 Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 08/GP-HNN ngày 29/6/2005; 107/GP-NHNN ngày 01/11/2018; 295/QĐ- QNA ngày 12/5/2020 1,294 Cathay United

Bank Đài Loan

14. China Construction Bank TP. Hồ Chí Minh Phòng 1105-1106 tầng 11, Sailing Tower, 111A đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 271/GP-NHNN ngày 10/12/2009 1,248.3 China Construction

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 94 - 115)