Sửa đổi, điều chỉnh quy định pháp luật về lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 85 - 87)

Quy định về tính lãi suất cho vay trong hợp đồng cho vay giữa BLDS và Luật các TCTD năm 2010 không thống nhất, các quy định về lãi suất còn hạn chế như đã phân tích ở trong chương 2. Hiện nay Việt Nam chưa được công nhận là nền

kinh tế thị trường bởi các các ngân hàng thương mại và CNNTMNN ở Việt Nam trong quá trình hoạt động huy động vốn và cho vay ngoài chịu quy định của pháp luật thì còn bị điều chỉnh bởi các quyết định hành chính như điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Luật các TCTD năm 2010 trao quyền cho các tổ chức tín dụng trong đó có CNNHTMNN ở Việt Nam với khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay nhưng cũng trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo an toàn hệ hống ngân hàng, tránh tình trạng lạm phát trong diễn biến bất thường.

Năm 2020 dưới tác động của dịch Covid -19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5 - 2%/năm đối với lãi suất điều hành. NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm. Ngoài ra, để hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm chi phí có điều kiện giảm nhanh và mạnh lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN đã giảm 0,6 - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của tổ chức tín dụng đối với khách hàng với tổng mức giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm) [21]. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay có thì việc điều chỉnh lãi suất cho vay bằng quyết định hành chính có thể chấp nhận được bởi nếu thả nổi lãi suất cho vay thì các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động vốn để huy động vốn và đồng thời sẽ tăng lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho các chủ thể cho vay khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn, dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp. Nhưng khi lãi suất hạ xuống quá thấp, người dân và doanh nghiệp đi vay nhiều làm gia tăng lạm phát. Vì vậy NHNN đưa ra các quyết định hành điều chỉnh về lãi suất tùy vào từng giai đoạn thời kỳ nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên và đảm bảo ổn định thì trường tiền tệ, an toàn hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và để phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế, Việt Nam cần tháo gỡ việc điều chỉnh lãi suất bằng các quyết định hành chính của Ngân hàng Nhà nước mà cần áp dụng tự do lãi suất để CNNTMNN ở Việt Nam và khách hàng tự thỏa thuận về lãi suất theo nhu cầu vốn thị trường cũng như nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 85 - 87)