Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh
đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Định hướng
a) Căn cứ xây dựng định hướng quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
* Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành phố thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại,trở thành trung tâm của tỉnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ; có cơ cấu kinh tế hiện đại (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp); có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định; bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông.
- Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu kinh tế
+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,5-11%/năm thời kỳ 2011-2020 và 10-10,5%/năm thời kỳ 2021-2030.
+ Đưa tỷ trọng GDP của thành phố lên khoảng 17% vào năm 2020 và 21% vào năm 2030.
+ Cơ cấu kinh tế tính theo giá hiện hành: (i) Đến năm 2020: Khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 47-48%,khu vực dịch vụ khoảng 40-41% và khu vực nông nghiệp khoảng 12-13%; và (ii) đến năm 2030 tương ứng khoảng 51%, 42% và 7%.
+ GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2020 đạt khoảng 80-81 triệu đồng (bằng mức bình quân của cả nước), đến năm 2030 đạt khoảng 265 triệu đồng (bằng khoảng 1,2 lần mức bình quân của cả nước).
- Mục tiêu xã hội, môi trường
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% vào năm 2020 và 4-5% vào năm 2030 (theo chuẩn nghèo tại thời điểm đó).
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 10% vào năm 2020 và 5-8% vào năm 2030.
b) Định hướng
* Nguyên tắc chung:
Đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng trong việc phân bố vốn đầu tư phát triển.
Đảm bảo tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế của cả Tỉnh, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống cảu dân cư giữa các vùng trên địa bàn thành phố.
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước, đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để đảm bảo hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Đối với các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.
Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề xuất các giải pháp huy đọng vốn từ các thành phần kinh tế ở trong và ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án có thể thu hồi trực tiếp.
Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
* Định hướng phân bổ chi NSNN cho đầu tư XDCB:
Căn cứ mức vốn đầu tư Chính phủ giao cho thành phố và ổn định từ năm 2015-2020, phân bổ 60% vốn từ ngân sách đầu tư tập trung (không bao gồm nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn thu tư cấp quyền sử dụng đất, thu bổ sung từ ngân sách Tỉnh, vốn xổ số kiến thiết) để đầu tư cho công trình của thành phố quản lý cho các mục tiêu sau:
-Đối ứng các dự án ODA
-Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của Tỉnh.
-Bố trí vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư các công trình do thành phố quản lý.
-Thanh toán nợ khối lượng hoàn thành các công trình do các ngành của thành phố làm chủ đầu tư.
-Bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp.
- Bố trí vốn cho các công trình khởi công mới có đầy đủ thủ tục.
4.1.2. Mục tiêu
Quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB phải hướng đến 3 mục tiêu sau:
- Mục tiêu kỷ luật tài khóa tổng thể: yêu cầu giới hạn tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP; tỷ suất thu / GDP; sự gia tăng chi hằng năm trong tổng GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP; mức độ thâm hụt cán cân thanh toán…Giới hạn tổng chi tiêu ngân sách phải được tăng cường trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và được duy trì , giữ vững ổn định trong dài hạn. Đồng thời, nó yêu cầu chi ngân sách phải được dùng thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần (từng khoản mục chi tiêu ngân sách).
- Mục tiêu đảm bảo hiệu lực phân bổ nguồn lực: khi phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, phù hợp với các chiến lược và kế hoạch của thành phố.
- Đảm bảo hiệu quả hoạt động, tức là làm thế nào để các cơ quan cung ứng dịch vụ có thể cung ứng được hàng hóa và dịch vụ công có kết quả cao nhất trong phạm vi ngân sách cho trước, hoặc có thể đạt được những kết quả cho trước với chi phí thấp nhất.