Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình cấp phát thanh toán vốn đầu tư
Kho bạc Nhà nước cần đề cao trách nhiệm và năng lực trong kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản chi không được vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép chi; Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định;
Các chủ đầu tư cần cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.
Mỗi dự án đầu tư có một mã riêng trong phân đoạn mã dự án của kế toán đồ; một dự án đầu tư có thể bao gồm nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có thể có nhiều hợp đồng; các hợp đồng này sẽ được quản lý và ghi nhận trong TABMIS dưới dạng hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch vốn đầu tư phân bổ theo dự án đầu tư, không phân bổ chi tiết theo từng hợp đồng của dự án đó; đồng thời, do TABMIS không ghi nhận cam kết chi đối với cả hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư cần phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho từng
hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước, đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư và giá trị còn được phép cam kết chi đối với hợp đồng đó. Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toáncho công trình. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị nhận thầu trong việc cùng chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại lại theo hợp đồng đã ký kết trước khi hoàn thiện hồ sơ quyết toán.
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình quyết toán vốn đầu tư XDCB
Hiện nay, đội ngũ thực hiện kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn thiếu hạn chế về chất lượng nên hiệu quả công tác này trong thời gian qua không cao; nhằm khắc phục tình trạng này cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn. Mục đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Công tác kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra đột xuất để đảm bảo tính khách quan.
- Kết quả của công tác kiểm tra, thanh tra cần được công khai, rút kinh nghiệm cho công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, đặc biệt là vi phạm qua thanh tra, kiểm tra cần phải được xử lý nghiêm để nâng cao ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra và tính hiệu lực của Luật pháp trong quản lý chi đầu tư XDCB.
Ngoài ra, cũng cần khuyến khích phát huy công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát hiện những việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước và làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng và công khai tài chính là biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư NSNN.