Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố sông công, thái nguyên (Trang 49 - 54)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Tính đến ngày 31/12/2014, sau khi quy đổi thành phố Sông Công có 109.409 người, trong đó dân khu vực nội thị là 83.433 người. Mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là 1.112 người/km2.

Năm 2016, thành phố có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,17% Nhìn chung biến động dân số của thành phố từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thành phố Sông Công.

Tổng số lao động toàn thành phố là 42.756 người, trong đó lao động khu vực nội thị 30.008 người, ngoại thị 12.692 người. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 16.721 người (chiếm 39,1,65%); lao động công nghiệp, xây dựng 19.093 (chiếm 44,66%); lao động hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ 6.886 người (chiếm 16,1%)

* Tình hình phát triển kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2013 - 2016 là 17%, riêng năm 2016 là 13,7%.

Thành phố Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thành phố năm 2016 đạt 6.423tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.227 tỷ đồng, chiếm 75,4%.

+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 572 tỷ đồng, chiếm 17,4%.

+ Nông - lâm - Ngư nghiệp đạt 624 tỷ đồng, chiếm 7,2%.

Như vậy, năm 2016 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 92,8% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

-Về thu chi ngân sách và thu nhập bình quân đầu người

Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 735.443 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước thực hiện 408,950 tỷ đồng, bằng 128,9% kế hoạch tỉnh giao, bằng 123,3% kế hoạch thành phố.

Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2016 đạt 44,5 triệu đồng.

- Về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

Nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội là lĩnh vực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Ban đầu thành phố chỉ có một cụm công nghiệp Gò Đầm với 3 nhà máy, đến nay thành phố có hai Khu công nghiệp tập trung của tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công nghiệp nhỏ với trên 300 cơ sở kinh tế và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền đã góp phần tạo sức hấp dẫn đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, nắm bắt thời cơ chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là những tuyến đường huyết mạch (đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 được nâng cấp…), mở ra cho Sông Công những triển vọng mới.

- Về công tác quản lý đô thị và xây dựng cơ bản

- Về công tác quản lý đô thị: Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của thành phố tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường kiểm tra việc quản lý trật tự xây dựng, hành lang an toàn giao thông, quản lý đô thị theo đúng quy chế quản lý đô thị của thành phố. Công tác vệ sinh môi trường đô thị được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan đô thị sáng, xanh, sạch đẹp. Ngoài ra trong thời gian vừa qua thành phố đã tiến hành xây dựng và công bố thành công 4 tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

- Về công tác quy hoạch: Hiện nay 7/7 phường (Mỏ Chè, Lương Châu, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Cải Đan, Lương Sơn) của thành phố Sông Công đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và 4 xã (Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang, Vinh Sơn) đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và công bố đạt chuẩn nông thôn mới.

-Về phát triển công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn không tính các chi nhánh ước đạt 4.474 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 104,5% so với kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (đã loại trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh) ước đạt 2.180 tỷ đồng, bằng 103,8% so với kế hoạch tỉnh giao, tăng 13,36% so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2016 có 08 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trên 40 dự án, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn với tổng số vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng và tổng diện tích thuê đất gần 10 ha.

Diện tích công nghiệp tập trung của thành phố Sông Công là 578 ha, trong đó có 02 Khu công nghiệp và 03 Cụm công nghiệp gồm:

- Khu công nghiệp Sông Công I (220 ha): Khu A có diện tích 40 ha thuộc địa bàn 2 phường Mỏ Chè và Lương Châu; Khu B có diện tích 197 ha thuộc phường Bách Quang, sản xuất linh kiện Honda, Toyota, dụng cụ y tế, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng.

Diện tích công nghiệp đã lấp đầy gần 100 ha; đã thu hút được 38 dự án đầu tư(trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng, có 25 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may; giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ngành nghề chủ yếu đang hoạt động là luyện cán thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, tiêu dùng

- Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha) thuộc địa bàn xã Tân Quang, định hướng tập trung các ngành sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử.

- Cụm công nghiệp Khuynh Thạch (19,06 ha) được phê duyệt trên địa bàn phường Cải Đan, tập trung sản xuất các sản phẩm luyện kim, đúc, cán thép, vật liệu xây dựng. Năm 2009, thành phố được tỉnh tiếp tục cho điều chỉnh quy hoạch lên 40 ha cho cụm công nghiệp Khuynh Thạch (trong đó 20 ha dành cho cụm cảng ICD).

- Cụm công nghiệp Nguyên Gon với diện tích 12,74 ha tại phường Cải Đan, thành lập năm 2004, tập trung các cơ sở luyện kim, cơ khí, công nghệ phần mềm; năm 2009, Cụm công nghiệp Nguyên Gon được điều chỉnh mở rộng thêm 8 ha (dành cho nhà máy may Shinwon với mức đầu tư 15 triệu USD).

- Cụm công nghiệp Bá Xuyên 48,5 ha tại xã Bá Xuyên đã quy hoạch xong với các ngành chủ đạo là cơ khí, phụ tùng ôtô, máy thủy lực, dụng cụ y tế, chế biến nông sản.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện sản xuất với số lượng lao động trên 15 nghìn người.

- Về phát triển thương mại - dịch vụ

Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn năm 2016 ước đạt 565 tỷ đồng (theo giá thực tế), bằng 100,1% kế hoạch năm và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2016 chỉ tiêu xuất khẩu của thành phố vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2015, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như may mặc, dụng cụ y tế, dụng cụ cầm tay, linh kiện điện thoại đã tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 103,6 triệu USD (theo giá thực tế), bằng 81,5% so với kế hoạch năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015.

- Về sản xuất nông, lâm nghiệp

Thành phố đã tích cực triển khai đồng bộ các chương trình, đề án tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, hiện nay toàn thành phố có 08 trang

trại lợn, 56 trang trại gà, trên 200 gia trại; UBND thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát đánh giá để tiến hành xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung tại một số xã, phường. Đồng thời, chủ động khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 25.037 tấn; Trồng mới và trồng thay thế giống chè được 25 ha, nâng diện tích chè của thành phố lên 730 ha. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 92 triệu đồng; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Tổng diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thành phố đạt 153,35 ha, trong đó trồng rừng theo chương trình 147 của Thủ tướng Chính phủ 100 ha. Công tác quản lý nhà nước về lâm sản được kiểm tra chặt chẽ, công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.

Về phát triển văn hóa - xã hội

- Giáo dục và đào tạo

Thành phố đã hoàn thành phổ cấp tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2001; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99,8%. Đến nay, toàn thành phố đã có 28 trường (05 trường THCS, 10 trường Tiểu học, 13 trường Mầm non với 312 lớp học và 9.673 học sinh), trong đó có 24/28 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 85,7%.

-Về Y tế

Trên địa bàn thành phố có Bệnh viện C, Trung tâm y tế thành phố và các Trạm Y tế của các xã, phường. Hàng năm, đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Xây dựng xã đạt chuẩn về y tế theo Bộ tiêu chí Quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về y, dược, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Năm 2013, thành phố có 11/11 cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia.

- Công tác xã hội

Thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn, việc chi trả chế độ cho người có công, đối tượng chính sách xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm, đồng thời triển khai thực hiện tốt chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2021. Năm 2016, đã giải quyết việc làm cho 1.304 lao động, đạt 108,7% kế hoạch; đào tạo nghề cho 500 lao động, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo còn 841 hộ chiếm 4,92%, giảm 0,41% (theo tiêu chí mới).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố sông công, thái nguyên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)