6. Bố cục của luận văn
1.2.4. Nội dung quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB
Nội dung quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương bao gồm hệ thống các công việc: Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB của NSNN, cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN, quyết toán vốn đầu tư XDCB.
1.2.4.1. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB của NSNN
Hàng năm, theo kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư đã bố trí, chủ đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư dưới hình thức báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư. Đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thị. Các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình báo cáo nghiên cứu khả thi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đồng thời gửi cơ quan có chức năng thẩm định. Các dự án được lập báo cáo đầu tư thì không phải thẩm định.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì thẩm định các dự án cấp trung ương quản lý. Sở kế hoạch - Đầu tư chủ trì thẩm định các dự án cấp tỉnh, cấp huyện.
Kết quả của việc thẩm định dự án là cho ra quyết định đầu tư hoặc quết định không đầu tư dự án. Nếu dự án đầu tư có quyết định đầu tư, nó sẽ được bố trí kế hoạch vốn cho chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư.
Kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, các công tác chuẩn bị xây dựng và các chi phí khác có liên quan.
Kế hoạch thực hiện đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí khác có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nó bao gồm kế hoạch năm và kế hoạch quý. Điều kiện để dự án được ghi vào kế hoạch vốn thực hiện đầu tư năm là phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (được lập trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư) được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu vốn theo tiến độ công trình và cân đối vốn hàng năm để thực hiện đầu tư cho dự án.
Công tác lập và phân bổ dự toán chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB tuân theo các trình tự, thủ tục được quy định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của chính phủ và Bộ Tài chính. Việc lập và phân bổ từ trên xuống.
1.2.4.2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của trình tự đầu tư và xây dựng. Các khoản chi phí cần thanh toán vốn là:
- Chi phí xây lắp
- Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị. - Chi phí tư vấn.
- Chi phí khác (chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, thuế, lệ phí phải nộp,vv…)
Đối với các dự án được sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, việc cấp phát vốn được thực hiện dưới hình thức cấp bằng hạn mức kinh phí đầu tư và được thanh toán qua KBNN.
Căn cứ chính để KBNN tiến hành thanh toán cho đơn vị sử dụng vốn Ngân sách là:
- Đã có trong dự toán Ngân sách Nhà nước được giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ra lệnh chuẩn chi.
- Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ.
Việc thanh toán vốn được thực hiện theo dõi khối lượng công việc hoàn thành nghiệm thu trong từng thời kỳ. Như vậy, cơ quan quản lý vừa kiểm tra được tiến độ thực hiện dự án vừa kiểm soát được việc thanh toán vốn cho công trình.
Đối với những dự án đầu tư hoặc khối lượng công việc thuộc dự án đầu tư được phép cấp tạm ứng thì KBNN sẽ cấp trước vốn tạm ứng cho đơn vị thụ hưởng và thu hồi vốn tạm ứng khi thanh toán khối lượng công việc hoàn thành.
1.2.4.3. Quyết toán vốn đầu tư XDCB
Khi kết thúc năm kế hoạch, đơn vị phải quyết toán khối lượng xây dựng dở dang đang chuyển sang năm sau, tổng hợp trong báo cáo quyết toán cùng với các khoản chi Ngân sách trong năm của đơn vị.
Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục (hoặc nhóm hạng mục công trình) khi hoàn thành nếu độc lập vận hành khai thác sử dụng và xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể cho phép quyết toán hạng mục (hoặc nhóm hạng mục) bao gồm chi phí xây lắp, thiết bị và chi khác có liên quan trực tiếp của hạng mục (hoặc nhóm hạng mục
công trình) nói trên. Sau khi toàn bộ dự án thoàn thành chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và phân bổ chi phí khác cho từng hạng mục theo quy định.
Khi kết thúc xây dựng, công trình phải được nghiệm thu, bàn giao, vận hành thử, bảo hành, bảo hiểm, vv…, phải tiến hành quyết toán vốn đầu tư, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
“Vốn đầu tư được quyết toán” là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh (nếu có).
Quyết toán đầu tư phải xác định đẩy đủ, chính xác tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tư xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị TSCĐ mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư.
Quyết toán vốn đầu tư phải đầy đủ, đúng nội dung, bảo đảm thời gian lập thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư và gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Trước khi quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải được tổ chức thẩm tra quyết toán. Tuỳ theo quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt, hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán có thể là do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán.
Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính trong tổng dự toán được phê duyệt.
Công tác quyết toán vốn đầu tư không chỉ nhằm kiểm tra các khoản chi xem có đúng với mục đích, tiêu chuẩn định mức, chế độ chính sách, quy trình thủ tục của Nhà nước không mà còn để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
1.2.4.4. Các chỉ riêu đánh giá hiệu quả chi NSNN cho đầu tư XDCB * Đánh giá hiệu quả chi NSNN cho đầu tư XDCB ở cấp độ dự án
Hiệu quả của chi NSNN cho một dự án đầu tư XDCB được đánh giá ở hai góc độ: hiệu quả tài chính bao gồm các chỉ tiêu như: NPV, IR, T(thời gian thu hồi vốn), PI… Tuy nhiên, đặc thù của các dự án đầu tư XDCB là thường không có khả năng thu hồi vốn, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng mà cần thiết có sự tham gia của nhà nước nên hiệu quả tài chính thường không cao, do đó khi đánh giá hiệu quả chi NSNN cho một dự án đầu tư XDCB người ta thường đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chi NSNN cho dự án đầu tư XDCB đó. Nhìn chung dưới góc độ vĩ mô, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB thường bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư
- Chỉ tiêu khả năng thu hút lao động của dự án đầu tư - Khả năng tác đọng đến thu chi NSNN.
- Chỉ tiêu tích lũy để đầu tư phát triển.
- Khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước
* Đánh giá hiệu quả chi NSNN cho đầu tư XDCB ở cấp độ vùng
Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp độ vùng bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng hiệu số giữa kết quả đạt được của chi NSNN cho đầu tư XDCB và chi phí từ NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB.
Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được - chi phí phải bỏ ra (mức chi NSNN)
Nếu kết quả đầu tư đạt được càng lớn hơn so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì hiệu quả đầu tư càng cao.
Hiệu quả tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB
- Thể chế và chính sách
Là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số cơ quan liên quan ở Trung ương. Thể chế, chính sách có chặt chẽ, trọng tâm, trọng điểm thì hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB mới cao và ngược lại. Đó cũng là cơ sở, phương hướng để các đơn vị quản lý ở địa phương thực hiện đúng mục tiêu, định hướng.
Sự tác động của thể chế, chính sách: Nếu thể chế chính sách cụ thể, phù hợp với từng địa phương thì việc quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB dễ bề thực hiện và ngược lại. Sự phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng cho các địa phương trong việc thực hiện các quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở thể chế chính sách tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn cho việc triển khai thực hiện.
- Sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ dự án:
Trong công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, cần có sự phối hợp thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, ban quản lý dự án để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý, từ khâu lên kế hoạch đến khâu giải ngân, quyết toán.
- Ý thức và năng lực của các chủ dự án trong công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB:
Nếu chủ đầu tư, ban quản lý dự án có ý thức trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, cụ thể như các quy định liên quan đến Luật NSNN, Luật xây dựng và Luật đấu thầu,… và đội ngũ cán bộ có năng lực về chuyên môn, về quản lý sẽ là điều kiện thuận lợi công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB và ngược lại.
- Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB: Đội ngũ công chức làm công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ngoài yêu cầu có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành liên quan, nhất là công tác lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý dự án, trình tự triển khai một dự án đầu tư,… thì đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được phân công, đặc biệt là phải nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Trong quá trình thực hiện phải kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu về năng lực, không trung thực, có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu trong công tác này.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Việc quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB cũng cần đòi hỏi một số điều kiện như hiện đại hóa công nghệ; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế.