Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công, Thái Nguyên được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:
- Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB;
- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
- Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB
- Các báo cáo, thống kê, tài liệu thuộc văn phòng UBND thành phố Sông Công, Chi cục thống kê, phòng Kinh tế - hạ tầng, ban quản lý dự án, trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các trang điện tử như: Chính phủ, Tài liệu Việt Nam...
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Để có được số liệu mới, tôi sẽ thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế địa phương, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, các chủ dự án, về hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB tại thành phố Sông Công, đánh giá các yếu tố tác động đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn.
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB tại thành phố Sông Công.
- Đối tượng điều tra khảo sát: CBVC đang làm việc tại ban quản lý dự án thành phố sông Công,vCBVC làm nhiệm vụ kiểm soát chi tại KBNN Sông Công, nhà thầu và chủ dự án của các dự án đầu tư XDCB tại TP. Sông Công trong 3 năm 2014-2016.
Mẫu nghiên cứu:
Tính đến hết ngày 30/6/2017, tỉnh Thái Nguyên có 233 cán bộ đang làm việc tại các ban ban quản lý dự án thành phố sông Công và KBNN Sông Công có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, và nhà thầu và chủ dự án của các dự án đầu tư XDCB tại TP. Sông Công trong 3 năm 2014- 2016.
Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 233 ,tác giả áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau:
n = N/(1+N*e2) Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu
e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau:
n =233/(1+233*0,12)=69,96
Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 70.
Nội dung phiếu điều tra
Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, đơn vị công tác, chức vụ, số năm công tác.
- Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công: Công tác lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB của NSNN, công tác cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN, công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công: Thể chế và chính sách, Sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ dự án; Ý thức và năng lực của các chủ dự án trong công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Hoàn toàn không đồng ý/ Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý/ Ảnh hưởng ít
3 2,61 đến 3,4 Không cóý kiến/ Ảnh hưởng 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý/ Ảnh hưởng mạnh
5 4,21 đến 5,0 Hoàn toàn đồng ý/ Ảnh hưởng rất mạnh
(Mẫu phiếu khảo sát được trình bày phần phụ lục)
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa những nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.
2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích về hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Sông Công, Thái Nguyên.