Bài học kinh nghiệm đối với công quản lý chi NSNN cho đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố sông công, thái nguyên (Trang 38 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với công quản lý chi NSNN cho đầu tư

trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Nam, có thể rút ra các bài học sau cho thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách đối với đầu tư XDCB:

Một là, bám sát thực tiễn để kịp thời phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.

Bốn là, nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất

thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Kinh nghiệm từ 2 tỉnh cho thấy, các cơ quan chức năng đã làm rất tốt việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

Sáu là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

Bảy là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND thành phố theo các nguồn vốn phân cấp về cấp xã. Đặc biệt cả 2 tỉnh đều đã chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố sông công, thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)