CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.
Thống kê mô tả bắt đầu từ số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh đối tƣợng nghiên cứu một cách tổng quát nhất.
Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu ở chƣờng 3 của luận văn để đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành thống kê và mô tả các chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội, các khoản thu, chi NSNN huyện Thuận Thành. Luận văn dùng các kỹ thuật sau:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa.
+ Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu ra thành từng bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất của từng yếu tố.
Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại của phân tích. Sau khi có kết quả phân tích từng yếu tố của đối tƣợng nghiên cứu, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung từ đó tìm ra quy luật vận động và bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
Trên cơ sở các dự liệu đã thu thập đƣợc, các dữ liệu đã đƣợc thống kê, tác giả tiến hành phân loại, xử lý, phân tích từng phần số liệu, dữ liệu, tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau để thấy rõ đƣợc thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo từng nội dung, từng khoản thu, chi trong dự toán, quyết toán, từng tiêu chí cụ thể để đảm bảo tính chính xác, khách quan và thuyết phục cao. Căn cứ vào những phân tích trên, tiến hành tổng hợp lại thành quan điểm chung.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, tác giả tiến hành phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó tổng hợp lại các nội dung cần tiếp tục duy trì, phát huy, nội dung cần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tiếp theo.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 của luận văn để so sánh các chỉ tiêu phân bổ dự toán giữa các năm, so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch, dự toán trƣớc đó, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu trong quy trình chi NSNN trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2017 đến 2019.
Cùng với đó, tác giả cũng tiến hành so sánh thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019 với các quy định của pháp luật. Kết quả của việc so sánh các thông tin, dữ liệu trên phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong thời gian tới.
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh là:
S: Strengths (Điểm mạnh) O: Opportunities (Cơ hội)
W: Weaknesses (Điểm yếu) T: Threats (Thách thức)
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố bên trong, có thể thay đổi đƣợc. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài, không thể kiểm soát đƣợc.
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp phân tích SWOT đƣợc dùng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 4. Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để phát huy tốt các điểm mạnh cũng nhƣ cải thiện đƣợc điểm yếu để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách của địa phƣơng. Bên cạnh đó, sau khi xác định đƣợc cơ hội và thách thức đối với huyện Thuận Thành để từ đó tác giả có thể đề xuất, kiến nghị để huyện có thể có những định hƣớng phát triển có thể tận dụng đƣợc cơ hội cũng nhƣ đối phó với các thách thức của địa phƣơng mình.
Điểm mạnh:
- Công tác quản lý chi NSNN huyện có đƣợc sự thống nhất toàn diện trong hệ thống chính trị. - Đội ngũ cán bộ quản lý NSNN trẻ, năng động, trình độ đại học trở lên. Cơ hội:
- Mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Mục tiêu phát triển huyện trở thành đô thị loại IV vào năm 2020, trở thành Thị xã Thuận Thành vào năm 2021.
- Cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển công nghiệp.
Điểm yếu:
- Huyện kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp. - Nguồn thu chƣa nhiều, chủ yếu
thu từ đất.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán, quản lý ngân sách của đội ngũ kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu.
Thách thức:
- Tốc độ tăng của nhu cầu chi để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với tốc độ tăng của các nguồn thu.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH