CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nƣớc, của tỉnh, huyện Thuận Thành đã có những bƣớc phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời huyện còn tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu tƣ phát triển các khu, cụm công nghiệp để kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) năm 2019 (giá hiện hành) đạt 8.043.999 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2017 và tốc độ tăng trƣởng so với năm 2018 đạt 9,6%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 6,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,06% (trong đó công nghiệp tăng 11,5%); khu vực dịch vụ tăng 11,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa: Năm 2019, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 50%; Dịch vụ chiếm 41,2%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 8,8% (theo giá hiện hành), vƣợt kế hoạch đề ra theo Nghị quyết HĐND huyện: nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,6 %; công nghiệp và xây dựng 49,6%; dịch vụ 40,8 %. Cùng với đó là sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ các ngành theo hƣớng hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2019 ƣớc đạt 46,7 triệu đồng/ngƣời/năm (2.000 USD), tăng 7,85% so với năm 2018.
Đến năm 2019, 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới và đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Thuận Thành cũng đã tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019.
a. Đặc điểm kinh tế
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thuận Thành giai đoạn 2017 – 2019. TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2017 Thực hiện 2018 Thực hiện 2019
I
Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn
(Theo giá hiện hành) Tr.đồng 6.589.834
7341.457 8.043.999
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản Tr.đồng 706.978 756.302 705.638
2 Công nghiệp và xây dựng Tr.đồng 3.207.405 3.620.099 4.020.462 3 Dịch vụ Tr.đồng 2.675.451 2.965.056 3.317.899
II Giá trị sản xuất
(Theo giá hiện hành) Tr.đồng 15.685.118 17.544.692 19.330.574
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản Tr.đồng 1.500.887 1.609.658 1.495.043 2 Công nghiệp và xây dựng Tr.đồng 10.974.181 12.377.511 13.854.661 3 Dịch vụ Tr.đồng 3.210.050 3.557.523 3.980.870
III Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản % 10,7 10,3 8,8
2 Công nghiệp và xây
dựng % 48,7 49,3 50,0
3 Dịch vụ % 40,6 40,4 41,2
IV Tổng giá trị tăng thêm
bình quân người/năm
1 Theo VND Tr.đồng 39,5 43,3 46,7
2 Theo USD USD 1.771 1.873 2.000
(Nguồn: Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội huyện Thuận Thành 2017 đến 2019)
Khu vực nông, lâm, thủy sản:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 1.309.487 triệu đồng; cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm tỷ trọng 40,85%, chăn nuôi 47,32%, dịch vụ 11,83%.
Cơ giới hóa trong sản xuất đƣợc đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cơ cấu giống lúa có sự thay đổi rõ rệt theo hƣớng mở rộng xuân muộn, mùa sớm, tăng cƣờng các giống lúa thuần, lúa lai, lúa hàng hoá có năng suất và chất lƣợng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh. Giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 94,8 triệu đồng/ha. An ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo, dƣ thừa để xuất bán và chế biến; Sản lƣợng lƣơng thực năm 2019 đạt 62.347 tấn, năng suất bình quân là 59,5 tạ/ha.
Khu vực công nghiệp – xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 11.577.700 triệu đồng. Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 6.290.800 triệu đồng (chiếm 54,3%), tăng 17,8% so với năm 2018 và tăng 28,69% so với năm 2017.
Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá hiện hành) năm 2019 là 2.276.961 triệu đồng, tăng 9,1% so với năm 2018 và tăng 15,15% so với năm 2017, trong đó khu vực vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 3,13% giá trị.
Khu vực dịch vụ:
Hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn huyện Thuận Thành tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu lƣu thông hàng hoá và phục vụ đời sống nhân dân, nhiều cơ sở hoạt động thƣơng mại dịch vụ đƣợc hình thành.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt 3.105 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2018 và tăng 23,9% so với năm 2017.
Đặc điểm văn hóa – xã hội
Công tác giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, chất lƣợng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến, đồng đều và thực chất hơn, học sinh xếp loại đạo đức
tốt, khá chiếm tỷ lệ cao. Kết quả học sinh giỏi hàng năm đạt tốp đầu của tỉnh Bắc Ninh, học sinh thi đỗ vào đại học và cao đẳng năm sau cao hơn năm trƣớc; quy mô hệ thống giáo dục – đào tạo giữ vững và phát triển.
Công tác y tế:
Công tác y tế luôn đƣợc quan tâm, chỉ đạo với quan điểm dự phòng tích cực và chủ động thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong nhân dân. Giám sát và phát hiện kịp thời các bệnh dịch, xử lý các ổ dịch theo đúng quy trình.
Trung tâm y tế huyện và trạm xá các xã, thị trấn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Bệnh viện luôn nâng cao y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ ngƣời bệnh.
Công tác văn hóa:
Công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá đƣợc sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng dân cƣ. Hoạt động văn hoá, thông tin tiếp tục đổi mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu.
Công tác đảm bảo xã hội:
Huyện luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội; thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm giai đoạn cho hàng nghìn lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Công tác giảm nghèo đƣợc nỗ lực thực hiện với nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều trên toàn huyện còn 1,21%, giảm 0,36% so với năm 2018, vƣợt kế hoạch đề ra (Nghị quyết HĐND huyện là 1,55%).
Công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục đƣợc duy trì, các chế độ chính sách cho thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, ngƣời có công đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đảm bảo hộ gia đình ngƣời có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú.
b. Tình hình quốc phòng – an ninh
Dƣới sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự tham mƣu và tổ chức có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản đƣợc giữ ổn định, tập trung chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, duy trì phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Bên cạnh đó công tác quốc phòng và quân sự địa phƣơng đảm bảo duy trì chế độ thƣờng trực sẵn sàng chiến đấu; xây dựng các phƣơng án, kế hoạch, dự báo chính xác tình hình, xử lý kịp thời mọi tình huống, không để rơi vào trạng thái bị động, bất ngờ.
3.1.2. Tổ chức bộ máy và trách nhiệm quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Thuận Thành gồm HĐND, UBND huyện, Phòng tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc huyện.
UBND huyện là chủ tài khoản, phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UNBD huyện quản lý ngân sách cấp huyện.
Kho bạc nhà nƣớc huyện là cơ quan chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND huyện, của ngành dọc là KBNN tỉnh. KBNN huyện có nhiệm vụ chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và huyện.
3.1.2.1. Quyền hạn và trách nhiệm của HĐND huyện Thuận Thành
Cơ quan quyền lực cao nhất của địa phƣơng là HĐND huyện, có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách nhà nƣớc của cấp mình quản lý, cụ thể:
Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách thực tế của địa phƣơng và đƣợc cấp trên giao, HĐND quyết định dự toán chi ngân sách huyện bao gồm chi ngân sách cho cấp mình và ngân sách cấp xã, chi tiết các khoản chi theo từng lĩnh vực nhƣ chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi dự phòng ngân sách, chi khác, …
HĐND quyết định duyệt và phân bổ dự toán cấp mình, nhƣ xác định tổng số và mức chi cho từng lĩnh vực, dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực tại các đơn vị thuộc cấp mình quản lý.
Phê chuẩn quyết toán chi ngân sách cấp huyện, quyết định các chủ trƣơng, biện pháp để triển khai kế hoạch thực hiện chi NSNN cấp huyện, quyết định điều hành dự toán chi NSĐP trong trƣờng hợp cần thiết. Giám sát quá trình thực hiện chi NSNN đã đƣợc HĐND quyết định. Bãi bỏ những quyết định của chính quyền cấp xã về tài chính ngân sách trái hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của UB thƣờng vụ Quốc hội và các văn bản của cấp trên.
3.1.2.2. Quyền hạn và trách nhiệm của UBND huyện Thuận Thành
UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, UBND huyện có thẩm quyền và trách nhiệm sau:
UBND huyện lập dự toán chi NSNN cấp huyện, xây dựng phƣơng án phân bổ NS cấp huyện đƣợc thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 31 luật NSNN năm 2015; dự toán điều chỉnh chi NSNN cấp huyện trong trƣờng hợp cần thiết trình HĐND huyện cùng cấp quyết định đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên.
UBND huyện lập quyết toán chi NSNN trình HĐND huyện phê chuẩn và báo cáo sở Tài chính. Kiểm tra nghị quyết về quản lý chi NSNN của HĐND cấp xã. UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ chi, định mức phân bổ cho ngân sách cấp xã theo nghị quyết của HĐND huyện.
Kiểm tra công tác thực hiện chi ngân sách cấp xã và các đơn vị trực thuộc, phối kết hợp với cơ quan quản lý cấp trên trong quản lý chi NSNN trên địa bàn; chỉ đạo Phòng TC-KH huyện phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo về chi NSNN theo quy định của luật NSNN.
3.1.2.3. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Thuận Thành
Phòng Tài chính – kế hoạch (TC-KH) huyện gồm 09 biên chế trong đó 01 trƣởng phòng, 02 phó trƣởng phòng, 06 chuyên viên. Trình độ thạc sĩ 03 ngƣời, trình độ đại học 06 ngƣời.
Chức năng của Phòng TC-KH huyện: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, làm công tác tham mƣu giúp cho UBND huyện trong việc quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tƣ, đăng ký kinh doanh trên địa
bàn huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chịu sự quản lý gián tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ.
Trong lĩnh vực Tài chính ngân sách Phòng TC-KH có chức năng, nhiệm vụ tham mƣu cho UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch ngắn và dài hạn về lĩnh vực tài chính. Giúp huyện thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách, các quy hoạch, …. đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền. Hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc huyện lập dự toán chi ngân sách hàng năm.
Mặt khác Phòng TC-KH xây dựng dự toán trình UBND huyện theo hƣớng dẫn của Sở Tài chính; Lập dự toán chi NSNN cấp huyện, xây dựng phƣơng án phân bổ NSNN cấp huyện trình UBND huyện. Phòng TC-KH tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách đã đƣợc duyệt, ngoài ra phòng TC-KH còn lập dự toán bổ sung trong trƣờng hợp cần thiết trình UBND huyện và quản lý tài sản nhà nƣớc tại các đơn vị trong phạm vi quản lý của UBND huyện theo quy định của Chính phủ, hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và theo quy định của UBND tỉnh.
Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thuận Thành.
TRƢỞNG PHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÒNG 1 PHÓ TRƢỞNG PHÒNG 2 ĐẦU TƢ XDCB GIÁ CẢ, ĐĂNG KÝ KD, CÁC QUỸ KẾ HOẠCH KT-XH KHỐI XÃ, THỊ TRẤN ĐƠN VỊ DỰ TOÁN, QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾ HOẠCH NS
3.1.2.4. Kho Bạc nhà nước huyện Thuận Thành
Kho bạc nhà nƣớc huyện Thuận Thành thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và hƣớng dẫn theo quy định. Là nơi tập trung các khoản thu của NSNN trong phạm vi huyện, thực hiện quá trình chi NSNN, kiểm soát tình hình chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo quy định của pháp luật.
Quản lý, điều hòa kết dƣ ngân quỹ tại KBNN theo hƣớng dẫn của KBNN tỉnh. KBNN cấp huyện đƣợc giao quản lý quỹ NSNN cấp huyện, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác.
KBNN huyện đƣợc mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện.
Công tác hạch toán kế toán về thu chi ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính do KBNN quản lý theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính do KNNN huyện quản lý theo quy định.
Trong luận văn này, tác giả sẽ phân tích công tác quản lý chi NSNN huyện Thuận Thành dƣới góc độ quản lý về mặt nhà nƣớc của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thuận Thành.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Theo điều 7, Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND 18 ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng thuộc tỉnh Bắc Ninh, thời kỳ 2017 – 2020, đã chỉ rõ nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện bao gồm:
1. Chi đầu tư phát triển:
1.1. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý theo quy định phân cấp đầu tƣ và xây dựng của tỉnh. Thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn đƣợc phân cấp chi đầu tƣ xây dựng các trƣờng phổ thông công lập theo phân cấp quản lý giáo dục
(trƣờng trung học cơ sở, tiểu học và mầm non), điện chiếu sáng, cấp thoát nƣớc, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.
1.2. Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật: Chi công tác lập quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, các phƣờng, thị trấn và các xã thuộc quy hoạch phát triển đô thị; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
2. Chi thường xuyên:
2.1. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề:
Chi cho các trƣờng mầm non công lập; các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc văn hóa trung học cơ sở công lập; trung tâm bồi dƣỡng chính trị; trung tâm hoặc trƣờng dạy nghề thuộc huyện, đào tạo dạy nghề ngắn hạn cho nông dân; đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ công chức, viên chức cấp huyện; cán bộ xã, thôn; kinh phí thực hiện chính sách giáo dục đối với ngƣời khuyết tật và các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo khác của các huyện, thành phố, thị xã.
2.2. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
- Chi thực hiện Luật dân quân tự vệ: Chi trả phụ cấp cho lực lƣợng cơ động