5. Kết cấu Luận văn
2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.
Thống kê mô tả bắt đầu từ số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh đối tƣợng nghiên cứu một cách tổng quát nhất.
Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu ở chƣờng 3 của luận văn để đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành thống kê và mô tả các chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội, các khoản thu, chi NSNN huyện Thuận Thành. Luận văn dùng các kỹ thuật sau:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa.
+ Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu ra thành từng bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất của từng yếu tố.
Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại của phân tích. Sau khi có kết quả phân tích từng yếu tố của đối tƣợng nghiên cứu, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung từ đó tìm ra quy luật vận động và bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
Trên cơ sở các dự liệu đã thu thập đƣợc, các dữ liệu đã đƣợc thống kê, tác giả tiến hành phân loại, xử lý, phân tích từng phần số liệu, dữ liệu, tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau để thấy rõ đƣợc thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo từng nội dung, từng khoản thu, chi trong dự toán, quyết toán, từng tiêu chí cụ thể để đảm bảo tính chính xác, khách quan và thuyết phục cao. Căn cứ vào những phân tích trên, tiến hành tổng hợp lại thành quan điểm chung.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, tác giả tiến hành phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó tổng hợp lại các nội dung cần tiếp tục duy trì, phát huy, nội dung cần thay đổi, sửa đổi, bổ sung, đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tiếp theo.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 của luận văn để so sánh các chỉ tiêu phân bổ dự toán giữa các năm, so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch, dự toán trƣớc đó, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu trong quy trình chi NSNN trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2017 đến 2019.
Cùng với đó, tác giả cũng tiến hành so sánh thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019 với các quy định của pháp luật. Kết quả của việc so sánh các thông tin, dữ liệu trên phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong thời gian tới.
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh là:
S: Strengths (Điểm mạnh) O: Opportunities (Cơ hội)
W: Weaknesses (Điểm yếu) T: Threats (Thách thức)
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố bên trong, có thể thay đổi đƣợc. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài, không thể kiểm soát đƣợc.
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp phân tích SWOT đƣợc dùng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 4. Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thuận Thành, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để phát huy tốt các điểm mạnh cũng nhƣ cải thiện đƣợc điểm yếu để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách của địa phƣơng. Bên cạnh đó, sau khi xác định đƣợc cơ hội và thách thức đối với huyện Thuận Thành để từ đó tác giả có thể đề xuất, kiến nghị để huyện có thể có những định hƣớng phát triển có thể tận dụng đƣợc cơ hội cũng nhƣ đối phó với các thách thức của địa phƣơng mình.
Điểm mạnh:
- Công tác quản lý chi NSNN huyện có đƣợc sự thống nhất toàn diện trong hệ thống chính trị. - Đội ngũ cán bộ quản lý NSNN trẻ, năng động, trình độ đại học trở lên. Cơ hội:
- Mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Mục tiêu phát triển huyện trở thành đô thị loại IV vào năm 2020, trở thành Thị xã Thuận Thành vào năm 2021.
- Cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên phát triển công nghiệp.
Điểm yếu:
- Huyện kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp. - Nguồn thu chƣa nhiều, chủ yếu
thu từ đất.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán, quản lý ngân sách của đội ngũ kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu.
Thách thức:
- Tốc độ tăng của nhu cầu chi để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với tốc độ tăng của các nguồn thu.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngân sách nhà nƣớc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình
Thuận Thành là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh ven dòng sông Đuống, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và tỉnh Hƣng Yên năng động phát triển; có nhiều tuyến đƣờng giao thông đƣờng bộ huyết mạch chạy qua nhƣ quốc lộ 38, đƣờng vành đai 4 đƣợc quy hoạch xây dựng, quốc lộ 17, tỉnh lộ 283, mạng lƣới giao thông khá phát triển…; cùng với tuyến đƣờng giao thông thủy chạy suốt dọc chiều dài huyện là Sông Đuống… đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thuận Thành giao thƣơng với các địa phƣơng khác trong tỉnh và các tỉnh, thành phố khác trong vùng cũng nhƣ cả nƣớc.
Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dƣơng.
Phía Đông giáp huyện Lƣơng Tài tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội.
b. Về tổ chức hành chính
Thuận Thành có diện tích là 117,91 km2, trong đó đất canh tác nông nghiệp là chủ yếu; dân số tính đến 30/11/2019 là 172,047 nghìn ngƣời. Là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân ở tỉnh Bắc Ninh. Có 1 thị trấn và 17 xã. Trung tâm huyện Thuận Thành cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hƣớng Tây Nam.
c. Các nguồn tài nguyên
Trên địa bàn huyện Thuận Thành có các nguồn tài nguyên phong phú nhƣ tài nguyên đất, nƣớc, môi trƣờng sinh thái và các tài nguyên nhân văn…
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nƣớc, của tỉnh, huyện Thuận Thành đã có những bƣớc phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời huyện còn tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu tƣ phát triển các khu, cụm công nghiệp để kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) năm 2019 (giá hiện hành) đạt 8.043.999 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2017 và tốc độ tăng trƣởng so với năm 2018 đạt 9,6%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 6,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,06% (trong đó công nghiệp tăng 11,5%); khu vực dịch vụ tăng 11,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa: Năm 2019, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 50%; Dịch vụ chiếm 41,2%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 8,8% (theo giá hiện hành), vƣợt kế hoạch đề ra theo Nghị quyết HĐND huyện: nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,6 %; công nghiệp và xây dựng 49,6%; dịch vụ 40,8 %. Cùng với đó là sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ các ngành theo hƣớng hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2019 ƣớc đạt 46,7 triệu đồng/ngƣời/năm (2.000 USD), tăng 7,85% so với năm 2018.
Đến năm 2019, 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới và đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Thuận Thành cũng đã tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019.
a. Đặc điểm kinh tế
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thuận Thành giai đoạn 2017 – 2019. TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2017 Thực hiện 2018 Thực hiện 2019
I
Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn
(Theo giá hiện hành) Tr.đồng 6.589.834
7341.457 8.043.999
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản Tr.đồng 706.978 756.302 705.638
2 Công nghiệp và xây dựng Tr.đồng 3.207.405 3.620.099 4.020.462 3 Dịch vụ Tr.đồng 2.675.451 2.965.056 3.317.899
II Giá trị sản xuất
(Theo giá hiện hành) Tr.đồng 15.685.118 17.544.692 19.330.574
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản Tr.đồng 1.500.887 1.609.658 1.495.043 2 Công nghiệp và xây dựng Tr.đồng 10.974.181 12.377.511 13.854.661 3 Dịch vụ Tr.đồng 3.210.050 3.557.523 3.980.870
III Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản % 10,7 10,3 8,8
2 Công nghiệp và xây
dựng % 48,7 49,3 50,0
3 Dịch vụ % 40,6 40,4 41,2
IV Tổng giá trị tăng thêm
bình quân người/năm
1 Theo VND Tr.đồng 39,5 43,3 46,7
2 Theo USD USD 1.771 1.873 2.000
(Nguồn: Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội huyện Thuận Thành 2017 đến 2019)
Khu vực nông, lâm, thủy sản:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 1.309.487 triệu đồng; cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm tỷ trọng 40,85%, chăn nuôi 47,32%, dịch vụ 11,83%.
Cơ giới hóa trong sản xuất đƣợc đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cơ cấu giống lúa có sự thay đổi rõ rệt theo hƣớng mở rộng xuân muộn, mùa sớm, tăng cƣờng các giống lúa thuần, lúa lai, lúa hàng hoá có năng suất và chất lƣợng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh. Giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 94,8 triệu đồng/ha. An ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo, dƣ thừa để xuất bán và chế biến; Sản lƣợng lƣơng thực năm 2019 đạt 62.347 tấn, năng suất bình quân là 59,5 tạ/ha.
Khu vực công nghiệp – xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 11.577.700 triệu đồng. Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 6.290.800 triệu đồng (chiếm 54,3%), tăng 17,8% so với năm 2018 và tăng 28,69% so với năm 2017.
Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá hiện hành) năm 2019 là 2.276.961 triệu đồng, tăng 9,1% so với năm 2018 và tăng 15,15% so với năm 2017, trong đó khu vực vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 3,13% giá trị.
Khu vực dịch vụ:
Hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn huyện Thuận Thành tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu lƣu thông hàng hoá và phục vụ đời sống nhân dân, nhiều cơ sở hoạt động thƣơng mại dịch vụ đƣợc hình thành.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt 3.105 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2018 và tăng 23,9% so với năm 2017.
Đặc điểm văn hóa – xã hội
Công tác giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, chất lƣợng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến, đồng đều và thực chất hơn, học sinh xếp loại đạo đức
tốt, khá chiếm tỷ lệ cao. Kết quả học sinh giỏi hàng năm đạt tốp đầu của tỉnh Bắc Ninh, học sinh thi đỗ vào đại học và cao đẳng năm sau cao hơn năm trƣớc; quy mô hệ thống giáo dục – đào tạo giữ vững và phát triển.
Công tác y tế:
Công tác y tế luôn đƣợc quan tâm, chỉ đạo với quan điểm dự phòng tích cực và chủ động thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong nhân dân. Giám sát và phát hiện kịp thời các bệnh dịch, xử lý các ổ dịch theo đúng quy trình.
Trung tâm y tế huyện và trạm xá các xã, thị trấn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Bệnh viện luôn nâng cao y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ ngƣời bệnh.
Công tác văn hóa:
Công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá đƣợc sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng dân cƣ. Hoạt động văn hoá, thông tin tiếp tục đổi mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu.
Công tác đảm bảo xã hội:
Huyện luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội; thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm giai đoạn cho hàng nghìn lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Công tác giảm nghèo đƣợc nỗ lực thực hiện với nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều trên toàn huyện còn 1,21%, giảm 0,36% so với năm 2018, vƣợt kế hoạch đề ra (Nghị quyết HĐND huyện là 1,55%).
Công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục đƣợc duy trì, các chế độ chính sách cho thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, ngƣời có công đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đảm bảo hộ gia đình ngƣời có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú.
b. Tình hình quốc phòng – an ninh
Dƣới sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự tham mƣu và tổ chức có hiệu quả của các cơ quan chuyên môn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản đƣợc giữ ổn định, tập trung chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, duy trì phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Bên cạnh đó công tác quốc phòng và quân sự địa phƣơng đảm bảo duy trì chế độ thƣờng trực sẵn sàng chiến đấu; xây dựng các phƣơng án, kế hoạch, dự báo chính xác tình hình, xử lý kịp thời mọi tình huống, không để rơi vào trạng thái bị động, bất ngờ.
3.1.2. Tổ chức bộ máy và trách nhiệm quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Thuận Thành gồm HĐND, UBND huyện, Phòng tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc huyện.
UBND huyện là chủ tài khoản, phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UNBD huyện quản lý ngân sách cấp huyện.
Kho bạc nhà nƣớc huyện là cơ quan chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND huyện, của ngành dọc là KBNN tỉnh. KBNN huyện có nhiệm vụ chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và huyện.
3.1.2.1. Quyền hạn và trách nhiệm của HĐND huyện Thuận Thành
Cơ quan quyền lực cao nhất của địa phƣơng là HĐND huyện, có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách nhà nƣớc của cấp mình quản lý, cụ thể: