1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
1.2.2 .Một số quy định cụ thể về thuế giá trị gia tăng
1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế GTGT
Điều 4, Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định về đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế trực tiếp với cơ quan Nhà nước. Theo đó, “tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chính là người có nghĩa vụ đóng thuế.”
Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế 2016, “hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, sản xuất hiện nay đều là đối tượng chịu thuế GTGT”.
Ngoài ra, để rõ hơn về đối tượng chịu thuế GTGT tác giả đồng thời tổng kết sơ lược về đối tượng không chịu thuế theo quy định tại một số điều luật cụ thể:
Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, quy định một số đối tượng không chịu thuế gồm: Nông, thủy sản chưa chế biến; vật nuôi, giống cây trồng; muối; dịch vụ tín dụng; dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng;…
Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng quy định một số trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, gồm:
“- Nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền;
- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản;
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC cũng liệt kê một số trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT:
“- Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;
- Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; - Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm;
- Nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan Nhà nước …”
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa dịch vụ
Thuế GTGT được tính dựa trên giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT (2013) quy định giá tính thuế bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh, sản xuất được hưởng. Đơn vị tính thuế GTGT là đồng Việt Nam.
Chi tiết giá hàng hóa, dịch vụ được sử dụng làm căn cứ tính thuế GTGT quy định trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT; Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc/và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT;
- Hàng hóa nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu hoặc/và thuế bảo vệ môi trường hoặc/và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có);
- Hoạt động cho thuê tài sản: Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT;
- Hàng hóa bán trả góp, trả chậm: Giá bán theo phương thức trả một lần chưa có thuế GTGT, không gồm lãi trả góp, trả chậm;
- Gia công hàng hóa: Giá gia công chưa có thuế GTGT;
- Hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì tính theo công thức:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán
1 + Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
Trong đó: Thuế suất được hiểu là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức thu thuế tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Luật Thuế GTGT hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10% với những quy định cụ thể như sau:
- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa không chịu thuế GTGT. Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn cụ thể
các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%: Tái bảo hiểm; chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu; …
- Thuế suất 5%: Áp dụng với các sản phẩm quy định tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau: Nước sạch sinh hoạt, phân bón, nông sản, thủy sản, quặng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, …
- Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ không áp dụng 2 mức thuế suất 0% và 5%.
1.2.2.3. Cách tính thuế giá trị gia tăng cụ thể cho DN
Luật Thuế giá trị gia tăng (2008) quy định 02 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT 2013 quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 1 về đối tượng áp dụng, cách tính đối với mỗi phương pháp:
“- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
+ Đối tượng áp dụng là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định pháp luật: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; Cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng tự nguyện.
+ Cách tính:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
+ Đối tượng áp dụng: DN, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 01 tỷ đồng; hộ, cá nhân kinh doanh; người nước ngoài kinh doanh, không thường trú nhưng có doanh thu tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ…
+ Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau: - Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC cũng quy định cách tính đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, như sau:
“Số thuế GTGT phải nộp = (Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào) x Thuế suất thuế GTGT”
1.2.3. Vai trò cuả thuế giá trị gia tăng trong quản lý nhà nước về kinh tế
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước, do đặc điểm của loại thuế này là được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ.
- Việc tổ chức thu thuế và quản lý thu thuế được thực hiện dễ dàng hơn so với thuế trực thu, do đặc tính của thuế GTGT là tính trên giá bán hàng hoá - dịch vụ nên không phải xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí.
- Đối với mặt hàng xuất khẩu: vì hàng xuất khẩu được trợ giá của Nhà nước (được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào) nên tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của hàng xuất khẩu, tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi cho hàng xuất khẩu trên trường quốc tế, thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thuế giá trị gia tăng góp phần tích cực trong việc bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa, do làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu.
- Đối với công tác hạch toán kế toán: Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào buộc người mua – người bán phải thực hiện tốt chế độ chứng từ trong hạch toán kế toán, khắc phục được tình trạng trốn lậu thuế. Người bán xuất hoá đơn hợp pháp, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán. Việc trốn lậu thuế vẫn diễn ra phổ biến ở khâu bán lẻ vì không xảy ra việc
- Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế do trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh được tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
- Cùng với việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…, Thuế GTGT góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo đúng quy luật của sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường.
1.3. Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm
1.3.1.1. Khái niệm
Quản lý thu thuế GTGT là một nội dung trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy cần tiếp cận khái niệm quản lý trước khi tiếp cận khái niệm quản lý thu thuế GTGT.
Theo nhóm tác giả Vũ Kim Dũng, Cao Thúy Xiêm (2003) cho rằng “Quản lý là một phạm trù để chỉ những mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong điều kiện có sự biến đổi của môi trường. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu mà ta có thể hiểu chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý ở chừng mực nhất định.”
Theo Henry Fayol (1841-1925), “Quản lý là một quá trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.”
Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng hoạt động quản lý là hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.
Còn theo tác giả Hoàng Thị Lan Anh (2005) thì quan điểm về khái niệm quản lý thu thuế có phần hẹp hơn, “chủ thể quản lý là Nhà nước mà cụ thể là cơ quan thuế các cấp. Đối tượng quản lý là các doanh nghiệp và cá nhân liên quan có nghĩa vụ về thuế. Các cơ quan thuế có tác động lên đối tượng nộp thuế bằng phương thức, phương tiện của mình nhằm đạt được mục đích nhất định.”
Quản lý thu thuế là những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hay nói cách khác, quản lý thu thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh là quá trình hoạch định kế hoạch thuế cũng như chương trình mục tiêu, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, phát hiện những sai sót và gian lận để uốn nắn, chỉnh sửa trong công tác quản lý ở những kỳ tiếp theo.
1.3.1.2. Đặc điểm
- Quản lý thu thuế GTGT là quản lý bằng pháp luật với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng bình đẳng.
- Quản lý thu thuế GTGT được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thu thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và
dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thu thuế còn thể hiện trong quy trình và thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Do đó hoàn thiện pháp luật về quản lý thu thuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
- Quản lý thu thuế GTGT là hoạt động mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp.
1.3.2. Vai trò quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh
Quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh là một trong những nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có các cơ quan thuế. Vai trò của quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng được thể hiện ở việc tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo cho sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan nhà nước.
Vai trò của quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh được thể hiện cụ thể như sau:
- Thông qua việc xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả, cơ quan thuế đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, đầy đủ và ổn định vào NSNN.
- Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế, phát hiện những điểm còn bất cập trong chính sách thuế, khuyết điểm trong các luật thuế từ đó đề xuất bổ sung, sửa đổi các luật thuế.
- Thông qua quản lý thuế, nhà nước đã thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của tổ chức, cá nhân trong xã hội, từ đó, Nhà nước đưa ra các
theo định hướng của nhà nước. Theo quy định của pháp luật thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai thuế. Nội dung kê khai là các hoạt động kinh tế có liên quan đến việc tính toán nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, tức là phải kê khai các hoạt động kinh tế phát sinh, các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế. Mặt khác, để