1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế
4.1. Quan điểm, định hướng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế thành phố Thái Nguyên 4.1.1. Quan điểm
Thực hiện tốt Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam đã được Tổng cục Thuế ban hành với 4 tiêu chí: “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính, Đổi mới”. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính thuế theo đề án 30/CP đó là “Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá theo đúng kế hoạch được Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên ban hành”. Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chống gian lận, trốn lậu thuế. Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cương, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành Thuế. Trên cơ sở đó, công tác quản lý thu thuế tại CCT Tp Thái Nguyên đã quán triệt đầy đủ quan điểm cụ thể sau:
Quan điểm 1: Quản lý thu thuế là nhiệm vụ chung của cơ quan thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan
Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu thuế là một trong số nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của chính quyền địa phương.Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đối với công tác quản lý thu thuế là yếu tố quan trọng nhằm quản lý thu thuế đạt hiệu quả đồng thời phát huy hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở. Chính quyền các cấp có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên mọi công dân làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu phát sinh ở địa phương.
Quan điểm 2: Bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế
Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật để cạnh tranh trong SX-KD. Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở SX-KD thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Các nhà DN và cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn những DN và cá nhân có thu nhập thấp. Hàng tiêu dùng cao cấp, dịch vụ xa xỉ phải chịu thuế suất cao hơn hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Qua sự điều chỉnh của thuế góp phần điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hóa và chênh lệch quá xa về thu nhập, đời sống trong xã hội. Tuy nhiên, người có kỹ thuật cao, làm ăn giỏi vẫn còn thu nhập cao sau khi nộp thuế, khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, hợp pháp. Với chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập qua thuế, Nhà nước có nguồn thu để trợ cấp, giúp đỡ các cơ sở SX-KD có khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác
Quan điểm 3: Quản lý thu thuế cần hướng vào mục tiêu nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của hệ thống thuế
Tất cả các nước trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế với nhiều loại thuế khác nhau, qua đó động viên được nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Sử dụng nhiều loại thuế nguồn thu sẽ ổn định hơn vì trong trường hợp có khó khăn nào đó mà bị thất thu loại thuế này sẽ có loại thuế khác gánh đỡ. Mặt khác, thuế không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn có nhiều tác dụng về quản lý điều tiết kinh tế, thực hiện động viên công bằng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư. Về lý luận cũng như thực tiễn, không một loại thuế nào có thể thỏa mãn được tất cả các mục tiêu nói trên. Việc áp dụng một hệ thống thuế có nhiều loại thuế tạo môi trường tiếp nhận thuận lợi hơn trong các tầng lớp dân cư, vì gánh nặng thuế để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN không tập trung vào một số đối tượng hạn hẹp mà được dàn trải cho diện chịu thuế rộng lớn. Tuy nhiên, cũng không thể có hệ thống thuế với quá nhiều loại thuế phức tạp, sẽ gây khó khăn và tốn kém cho bộ máy thu thuế.
4.1.2. Định hướng
- Tập trung đầy đủ, huy động kịp thời nguồn thu cho ngân sách; chăm lo nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu
Thuế là khoản thu chủ yếu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu của NSNN của TP. Để đáp ứng chi tiêu của ngân sách kịp thời phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế-chính trị-xã hội của Đảng và Nhà nước nhất thiết nguồn thu phải được huy động đầy đủ, kịp thời. CCT Tp Thái Nguyên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc DN và NNT thực hiện tốt mục tiêu này.
Mặt khác, nguồn thu của thuế lại tác động trực tiếp đến thu nhập của DN, cá nhân đối với quá trình tái đầu tư tiếp theo. Do vậy, thuế phải huy động như thế nào để nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn có tích luỹ nhằm ổn định và phát triển SX-KD tạo nguồn thu lớn cho ngân sách ngày càng ổn định và vững chắc. Quản lý thuế nếu chỉ biết thu đúng, thu đủ cho ngân sách là chưa đủ mà cần thiết phải biết phát hiện những vấn đề bất hợp lý nảy sinh trong quá trình thực thi luật thuế tại NNT, cơ sở kinh doanh, NNT để kịp thời có kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa luật sát thực tế và không làm thui chột nguồn thu hoặc gây hiệu ứng tiêu cực cho NNT cũng như nền kinh tế.
- Quản lý thu thuế phải phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò chủ yếu của thuế được thể hiện: Là nguồn thu chủ yếu của NSNN; Là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế; Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Nhưng vai trò đó được phát huy đến mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào tác động chủ quan của con người, những tác động này thông các hoạt động cụ thể của con người trong hoạch định chính sách thuế và thực hiện quản lý thu thuế; Quản lý thuế tốt thì vai trò của thuế sẽ được nâng cao và ngược lại.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT
Cải cách thuế đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, đại bộ phận DN, NNT đã ý thức tốt hơn trong việc chấp hành các luật thuế của nhà nước; tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ vẫn tìm cách trốn tránh, chây ỳ trong chấp hành pháp luật thuế. Do vậy nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế chính là nâng
thường xuyên việc chấp hành luật thuế sẽ tác động tích cực đến ý thức chấp hành luật pháp Nhà nước thuế.
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế thành phố Thái Nguyên