Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp quản lý thu thuế GTGT đối với DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 129 - 133)

1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế

4.2.3. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp quản lý thu thuế GTGT đối với DN

nhỏ và vừa NQD tại CCT Tp Thái Nguyên

4.2.3.1. Tăng cường hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Mục tiêu của hoạt động tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền được cung cấp thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ thuế cũng như các kiến thức để hoàn thành nghĩa vụ thuế của tất cả NNT; Tối thiểu hoá chi phí tiếp cận thông tin thuế, đặc biệt là cho những NNT quy mô nhỏ, cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin thuế cho tất cả NNT; Đảm bảo NNT có nhiều sự lựa chọn các hình thức tiếp cận thông tin khác nhau, phù hợp với nhu cầu của DN; Xây dựng một hình ảnh cơ quan thuế phục vụ, chuyển tải thông tin và hỗ trợ hơn là một cơ quan cưỡng chế thu thuế.

Các giải pháp tuyên truyền hỗ trợ mà CCT Tp Thái Nguyên cần thực hiện như sau:

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, tập trung tuyên truyền chính sách thuế, những điểm mới của luật thuế. Tổ chức các Hội nghị đối thoại với

người nộp thuế nắm bắt kịp thời, ghi nhận các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, tiếp nhận các phản ánh của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế.

- Công tác cải cách hành chính - tuyên truyền: tiếp tục tuyên truyền phổ biến chính sách thuế dưới các hình thức: Báo, phát thanh truyền hình. Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền bằng các tờ rơi, các phiếu trao đổi thăm dò của người nộp thuế. In các văn bản mới về chính sách thuế gửi kịp thời cho người nộp thuế, giải quyết kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế.

- Tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế.

- Tôn vinh các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Mỗi đội thuế cần tích cực trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế hạn chế đi lại lên CCT tạo điều kiện hỗ trợ về chính sách thuế tới người nộp thuế một cách nhanh nhất.

- CCT Tp Thái Nguyên cần mở rộng và phát triển các hình thức TTHT mới tạo điều kiện cho NNT có nhiều phương án lựa chọn hơn trong tiếp cận thông tin về thuế như sản xuất các chương trình truyền hình về thuế, các băng video các vấn đề liên quan đến thuế; tổ chức các buổi phỏng vấn các cán bộ thuế, kế toán, luật sư các vấn đề thuế mới; phát triển hình thức giao lưu trực tuyến; phát triển phong trào thi tìm hiểu về thuế; đưa kiến thức thuế vào giáo dục ở các trường học, ở các cấp học; tổ chức nhiều hộp thư điện thoại tự động miễn phí trên địa bàn; thiết lập các cơ sở hỗ trợ thuế ở nhiều địa điểm khác nhau tại thời điểm NNT phải hoàn thành việc kê khai thuế; tổ chức các trung tâm tư vấn thuế cho NNT; tổ chức các đội tư vấn thuế với các cán bộ tư vấn thuế chuyên nghiệp tư vấn tại trụ sở người nộp thuế; xây dựng mạng thông tin chuyên môn hoá hỗ trợ thông tin thuế cho NNT.

- Các hình thức TTHT cần chuyển tải chính xác, đầy đủ và cập nhật thông tin cần thiết để giúp NNT hoàn thành nghĩa vụ thuế như các quy định của luật thuế, về

thuế; về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế. CCT cần hỗ trợ thông tin đảm bảo tính thời sự, tính cập nhật, đơn giản hoá và sát thực với yêu cầu của các người nộp thuế.

- Các hoạt động TTHT cần kịp thời, thuận tiện và hợp lý về thời gian phục vụ, tạo cho NNT có khả năng tiếp cận tốt nhất đồng thời giảm thiểu chi phí tiếp cận thông tin. Hình thức tư vấn bằng văn bản của cơ quan thuế là hình thức rất cần đảm bảo yêu cầu này vì tỷ lệ NNT sử dụng hình thức hỗ trợ này khá lớn.

4.2.3.2. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thu thuế

CCT Tp Thái Nguyên cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi toàn Tp Thái Nguyên; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin mới của ngành nhằm đáp ứng tự động hoá 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 100% các chức năng quản lý thuế đều được ứng dụng công nghệ thông tin.

Triển khai các dự án công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá quản lý ngành thuế với các bên thứ 3 (Kho bạc, Tài chính, Ngân hàng, Tài nguyên - Môi trường...) theo lộ trình chung của ngành Thuế và Cục thuế tỉnh. Tổ chức một phòng đào tạo thực hành công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng cho việc đào tạo công tác tin học, tập huấn các ứng dụng mới cho cán bộ công chức tại Chi cục.

Thực hiện quy chế thu thập, cập nhật và khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu NNT. Xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cho NNT như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử... Tham mưu với Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tăng cường hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin cho Chi cục, trong đó có công tác quản lý thu thuế. Tiến tới áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong công tác quản lý thu thuế tại CCT Tp Thái Nguyên.

4.2.3.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tham gia công tác quản lý thu thuế

Để nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý thu thuế, cần phải cải cách bộ máy quản lý thu thuế và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thuế cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức thuế trong quá trình thi hành công vụ

cải cách phù hợp về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức ngành thuế, cụ thể:

Công tác thuế là công tác mang tính kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp, vì vậy cán bộ quản lý thu thuế một mặt phải là người am hiểu sâu về các chính sách tài chính, kế toán, các Luật thuế, Pháp lệnh thuế đồng thời phải là người am hiểu các chính sách xã hội. Mặt khác, cũng cần phải có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng, bên cạnh đó phải là người có bản lĩnh kiên định vững vàng. Do đó, để có đội ngũ cán bộ quản lý thuế tốt, đủ tư cách đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thu thuế không gây lãng phí cho xã hội, CCT Tp Thái Nguyên cần chú trọng đào tạo mới và đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, yêu cầu thực tiễn của công chức thuế tại Chi cục.

Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế đủ đảm đương công tác thuế trong thời gian tới tại CCT Tp Thái Nguyên, công tác tổ chức cán bộ hàng năm tại Chi cục cân đối tổng thể để bổ sung các chỉ tiêu tuyển dụng đào tạo thay thế. Vì yêu cầu của mỗi cán bộ quản lý thu thuế rất cao đòi hỏi phải nắm vững nhiều kiến thức và có năng lực, có sức khỏe nên nhất thiết phải qua sơ tuyển. Nội dung đào tạo nhất thiết phải có các giảng viên là cán bộ thuế có trình độ và kinh nghiệm truyền đạt và phải có nhiều kiến thức thực hành,...

Đối với một số cán bộ quản lý thu thuế không được đào tạo đúng chuyên ngành thì hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng tập trung để nâng cao chất lượng cán bộ; còn bộ phận cán bộ thuế có chức danh như: thanh tra viên thuế, kiểm soát viên thuế,... thì nhất thiết hàng năm phải được tập huấn nghiệp vụ đồng thời phổ cập kiến thức quản lý mới, học tập trau dồi thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Luôn coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, thường xuyên rèn luyện phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" có như vậy mới có đủ đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong tình hình mới, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế tại CCT Tp Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)