1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
3.3.2. Nhóm các yếu tố từ phía DN nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
3.3.2.1. Nhận thức của chủ DN
Kiến thức về thuế tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ quy định thuế của đối tượng nộp thuế, từ đó tạo điều kiện dễ dàng cho NNT thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời những yêu cầu quản lý thuế giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế tại các cơ quan thuế. Để đánh giá mức độ nhận thức của NNT tại CCT Tp Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hiểu biết của NNT về chính sách thuế hiện hành, với quy mô mẫu khảo sát là 339 NNT, tác giả
Bảng 3.28. Nhận thức của NNT thông qua kết quả điều tra sơ cấp ý kiến của DN
STT Nhận thức của NNT Ý kiến đồng ý Tỷ trọng (%)
1 Kiến thức thuế
Hiểu đầy đủ 115 33,92
Hiểu chưa đầy đủ 137 40,41
Khó trả lời 87 25,66
Kế toán thuế
Tuyển dụng dài hạn 89 26,25
Thuê khi cần thiết 183 53,98
Không có kế toán 67 19,76
Nhận thức về chi phí thuế
Chi phí hợp lý 114 33,63
Chi phí quá cao 225 66,37
(Nguồn: Theo kết quả điều tra sơ cấp và đánh giá của tác giả)
Có thể nhận thấy, mức độ nhận thức về thuế của NNT tại CCT Tp Thái Nguyên còn thấp, phần lớn NNT chưa hiểu đầy đủ về các kiến thức thuế (40,41% NNT); chỉ có 33,92% NNT có kiến thức đầy đủ về các chính sách quản lý thuế của cơ quan thuế. Số lượng DN nộp thuế không có kế toán thuế dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (73,75%), những DN không tổ chức bộ máy kế toán mà thuê các công ty tư vấn làm dịch vụ kế toán, còn có trường hợp mỗi công ty tư vấn một sắc thuế riêng. Điều này khiến cho hệ thống sổ sách chứng từ kế toán lộn xộn, không thống nhất, không giải trình, cung cấp số liệu kế toán phục vụ quản lý thu thuế kịp thời. Do thiếu kiến thức về tài chính kế toán nên thường phát sinh sai sót trong quá trình tính toán và nộp thuế.
Ngoài ra, phần lớn đối tượng nộp thuế đều cho rằng chi phí thuế hàng năm mà họ phải nộp quá cao và chưa hợp lý (66,37%), chỉ có 33,63% NNT cảm thấy hài lòng về chi phí thuế hiện hành. Việc không hài lòng về mức thuế phát sinh cũng là
tác quản lý thu thuế của CCT Tp Thái Nguyên. Như vậy, nhận thức về thuế của NNT chưa cao. Từ đây ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ thuế và tác động tiêu cực đến chất lượng công tác quản lý thu thuế.
3.3.2.2. Trình độ của kế toán thuế
Theo kết quả điều tra thứ cấp tại CCT Tp Thái Nguyên, thông qua những sai sót trong công tác kế toán thuế trong các cuộc thanh, kiểm tra cho thấy trình độ kế toán thuế tại các DN nhỏ và vừa NQD hiện nay rất hạn chế gây ra rất nhiều những sai sót trong kê khai và tính thuế, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những sai phạm về thuế của DN. Những sai sót trong kế toán thuế gồm:
- Thuế GTGT đầu ra:
Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT
Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định.
Chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng, bán sản phẩm.
Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không kê khai thuế GTGT đầu ra.
Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra.
Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ.
Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng như thu nhập bán phế liệu, doanh thu các công trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành, các khoản phải thu khác của các nhà thầu nước ngoài.
Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền.
Hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai nộp thuế những lĩnh vực kinh doanh chính.
DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng khi xuất hoá đơn DN
tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị cát và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt động xây dựng là 10%.
Khoản thu tiền trước của khách hàng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, DN không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào:
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động SX-KD.
Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%.
Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT.
Kê khai khấu trừ thuế GTGT hoá đơn bất hợp pháp. Kê khai trùng hóa đơn đầu vào.
Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu.
Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ đối với hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường.
Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế: Kê khai khấu trừ hóa đơn trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt hoặc khi thanh toán không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Kê khai khấu trừ hoá đơn của các khoản chi phí không phục vụ SX-KD, không liên quan đến doanh thu.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí tiêu dùng cá nhân không phục vụ SX-KD.
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí cho văn phòng đại diện của công ty mẹ.
Sử dụng hoá đơn GTGT đầu vào thiếu chỉ tiêu, các hoá đơn bất hợp pháp theo quy định để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
3.3.3. Nhóm các yếu tố khách quan khác
3.3.3.1. Chính sách pháp luật nhà nước
Theo kết quả điều tra về chính sách pháp luật của nhà nước trong công tác quản lý thu thuế cho thấy (Bảng 3.29): Chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự đồng bộ với chính sách của thuế. Chế tài xử lý các vi phạm pháp luật thuế chưa đủ mạnh để làm cho người nộp thuế không dám thực hiện gian lận.
Bên cạnh đó, các quy định của hiến pháp về quản lý thuế tại nước ta cũng còn nhiều hạn chế như: Hạn chế về tăng cường quyền lực cho cơ quan thuế trong quản lý thu thuế nói chung và cho CCT Tp Thái Nguyên nói riêng, ví dụ là quyền điều tra sự vi phạm thuế của NNT, vì vậy CCT Tp Thái Nguyên chưa có được quyền tự chủ cần thiết trong quản lý thu thuế, ví dụ xây dựng chiến lược quản lý thu thuế riêng cho địa phương, lập kế hoạch thu thuế tuỳ theo biến động của các NNT trên địa bàn hay cung cấp các dịch vụ cần thiết tuỳ theo nhu cầu của người nộp thuế. Sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp trong quản lý thu thuế, đặc biệt là trong xử lý khiếu nại và tố cáo đảm bảo quyền lợi cho DN chưa đảm bảo sự chặt chẽ.
Bảng 3.29. Ý kiến về chính sách pháp luật của nhà nước trong công tác quản lý thu thuế
STT NỘI DUNG Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến Kết quả đánh giá 5 4 3 2 1 1 Chính sách pháp luật của nhà nước đồng bộ với chính sách của thuế 23 15 45 33 7 3,11 Bình thường 2 Chế tài xử lý các vi phạm pháp luật thuế không đủ mạnh để làm cho người nộp thuế không dám thực hiện gian lận
13 23 61 21 5 3,15 Bình thường
(Nguồn: Theo kết quả đánh giá điều tra sơ cấp của tác giả)
Về luật thuế: Hiện tại, luật thuế nước ta liên tục được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế cũng như hoạt động của NNT. Tuy nhiên, luật thuế nước ta còn nhiều phức tạp, không ổn định và không hợp lý, tạo điều kiện cho sự tránh thuế và trốn thuế, cũng như sự chống đối và sai lỗi trong kê khai thuế. Ngoài ra, công tác quản lý thu thuế tại cơ quan thuế cũng diễn ra phức tạp hơn do hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực. Một số quy định về sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế. Quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế chưa bao quát hết các đối tượng, tình huống chịu sự điều tiết của luật thuế. Văn bản hướng dẫn quá nhiều, chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
3.3.3.2. Sự liên kết giữa các cơ quan, Ban, Ngành
Bảng 3.30. Ý kiến đánh giá về Sự liên kết giữa các cơ quan, Ban, Ngành trong công tác quản lý thu thuế
STT NỘI DUNG
Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến Kết quả đánh giá 5 4 3 2 1 1 Có Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, Ban, Ngành trong công tác quản lý thu thuế
22 15 66 17 3 3,29 Bình thường
(Nguồn: Theo kết quả điều tra sơ cấp và đánh giá của tác giả)
Theo kết quả điều tra sơ cấp và thực tế tại CCT Tp Thái Nguyên cho thấy, công tác phối hợp giữa các ngành chưa thật sự hiệu quả. (Bảng 3.30)
Còn nhiều bất cập giữa văn bản hướng dẫn công tác kế toán thuế của Bộ Tài chính và văn bản quy định chính sách thuế của Tổng Cục thuế;
Sự phối hợp giữa Ngân hàng và CCT còn chưa chặt chẽ, Qua thời gian thực hiện việc thu, nộp thuế theo Thông tư 184/2015/TT-BTC ngày 17-11-2015 của Bộ Tài chính, CCT thành phố và một số ngân hàng thương mại thực hiện phối hợp thu NSNN cho rằng, bên cạnh những thuận lợi cho người nộp thuế thì các cơ quan thực hiện vẫn gặp không ít vướng mắc làm ảnh hưởng tới thời gian của người nộp thuế. vẫn phát sinh một số trường hợp DN đã nộp thuế, xuất trình giấy nộp tiền bản chính cho cơ quan Hải quan nhưng khi tra cứu tại Cổng thông tin/tra cứu thông điệp giấy nộp tiền nhận từ ngân hàng hoặc Kho bạc trên hệ thống kế toán tập trung thì không tìm thấy dữ liệu của tờ khai cần tìm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do DN khai bổ sung tờ khai, có thể do ngân hàng phối hợp thu không cập nhật kịp thời dữ liệu khi nhận được thông tin nộp thuế của DN, hoặc có thể do hệ thống của Hải quan bị lỗi, hay do DN ghi sai sắc thuế, sai mã loại hình, mã DN mà Kho bạc đang treo chờ soát với Hải quan…
Như vậy, để công tác quản lý thu thuế GTGT được kịp thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và các cơ quan chức năng nhằm đưa ra hệ thống chính sách