Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 126 - 129)

1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế

4.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT

* Công tác kê khai thuế

Tập trung nhân lực, tăng cường cho công tác rà soát nhập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) của ngành. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh nợ ảo, nộp thừa, trạng thái hoạt động của người nộp thuế.

Thực hiện cấp mã số thuế phân cấp tự động theo quy định của Bộ Tài chính. Thường xuyên kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để phát

doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, số doanh nghiệp ngừng hoạt động (bỏ trốn, giải thể, phá sản), số doanh nghiệp đang hoạt động để quản lý thuế.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách, tập trung rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân; phối hợp chặt chẽ trong việc đối chiếu số liệu nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước; đối với các doanh nghiệp có số thu lớn, cần theo dõi sát sao việc kê khai thuế, yêu cầu kê khai và đôn đốc nộp ngay số thuế phát sinh vào NSNN.

CCT Tp Thái Nguyên cần phối kết hợp với các hệ thống quản lý chi NSNN như Sở kế hoạch, Sở tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở giao thông, Sở xây dựng, các Ban quản lý dự án,… để thu thập thông tin nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành trên địa bàn và phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở thông tin thu thập tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế của các DN xây lắp có phát sinh doanh thu nhưng không hoặc chưa kê khai thuế GTGT kịp thời.

Đối với việc khai thuế GTGT, CCT Tp Thái Nguyên và Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên cần tham mưu cho Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính không cắt giảm thủ tục hành chính đối với bảng kê chi tiết mua hàng và bán hàng gửi kèm khi nộp hồ sơ khai thuế. Do hiện nay việc kê khai thuế được thực hiện bằng phần mềm và kê khai qua mạng, việc loại bỏ bảng kê chi tiết dẫn tới phần mềm hỗ trợ kê khai của Tổng cục Thuế không thể phát hiện được các hóa đơn bất hợp pháp ngay từ khâu kê khai dẫn tới chậm phát hiện sai phạm của NNT. Sai phạm chỉ được phát hiện khi CCT tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT và phụ thuộc vào chủ quan của cán bộ kiểm tra.

* Giải pháp tăng cường công tác cưỡng chế và thu nợ thuế

Mục tiêu: Kịp thời phát hiện và xử lý các NNT cố ý, chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thu kịp thời các khoản vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế. Các quy định xử lý đối với NNT phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ tự nguyện của NNT và xử lý một cách công bằng.

Công tác cưỡng chế và thu nợ thuế phải đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng NNT. Xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của NNT. Từ đó có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả. Có thể áp dụng một số hình thức sau:

- Đối với nhóm NNT chấp hành tốt và chấp nhận nộp thuế, sự vi phạm luật thuế xảy ra thường là do nhầm lẫn trong kê khai thuế, vô tình trốn thuế hay vì những lý do khách quan mà chậm nộp tiền thuế. Vì vậy, xử lý vi phạm và cưỡng chế chưa nên sử dụng mà cơ quan thuế cần áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc và hỗ trợ NNT hoàn thành nghĩa vụ.

- Đối với nhóm NNT miễn cưỡng nộp thuế thì khi đưa ra các hình thức xử lý vi phạm, chính sách cưỡng chế cần xem xét số lần vi phạm và lịch sử tuân thủ, đặc điểm của NNT, lý do, hoàn cảnh vi phạm, khó khăn, vướng mắc dẫn đến vi phạm để áp dụng hình thức xử lý vi phạm hợp lý. Các hình thức nên áp dụng nên ở mức độ nhẹ như: phạt cảnh cáo, nhắc nhở, áp dụng các yêu cầu kê khai khắt khe chi tiết hơn các NNT khác hay phạt tiền khi NNT nộp thuế chậm.

- Đối với nhóm NNT từ chối nộp thuế, đây là những NNT chây ỳ không nộp tiền thuế, cố tình nộp chậm, vi phạm nhiều lần, thuộc nhóm đối tượng khó thu. Để thay đổi tư duy của NNT, đảm bảo thu hồi các khoản nợ thuế cho NSNN thì các chính sách cưỡng chế cần áp dụng các biện pháp mạnh, cứng rắn như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, kê biên và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, thu tiền hay tài sản của doanh nghiệp đó do tổ chức cá nhân khác nắm giữ, thu hồi mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc nặng hơn là khởi kiện ra tòa hoặc chuyển hồ sơ để cơ quan điều tra truy tố,...

* Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra thuế

Mục tiêu: khuyến khích NNT tuân thủ tự nguyện và hỗ trợ NNT, phát hiện và ngăn ngừa, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra cần thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tượng nghi vấn vi phạm, trước hết là các vi phạm nghiêm trọng. Cơ quan thuế cần thực hiện phân loại người nộp thuế theo mức độ rủi ro và tập trung thanh tra, kiểm tra những đối tượng có dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao. Có thể thực hiện một số công tác sau:

người nộp thuế, thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm vào các đối tượng có dấu hiệu vi phạm.

- Cần thiết lập hệ thống thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế qua các năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin từ các bộ, ngành có liên quan như thông tin của cơ quan ĐKKD, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa..

- Xây dựng triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế có tính chất chuyên sâu vào từng lĩnh vực, từng loại vi phạm để đảm bảo việc thu thập, phân tích thông tin tài liệu, xác định vi phạm và kết luận thanh tra nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

- Xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra thuế: Hiện nay, tình trạng vi phạm về thuế xảy ra phổ biến ở quy mô rộng. Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này, thì các cuộc thanh tra thuế phải diễn ra thường xuyên, tăng cường cả về số lượng và chất lượng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm. Do đó, không chỉ yếu tố kỹ thuật, mà việc tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng là một yếu tố quan trọng cần đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)