Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, bao gồm:

(1) Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo ngành thuế, văn bản có liên quan từ Tổng Cục thuế Việt Nam; Cục thuế tỉnh Thái Nguyên.

(2) Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;

(3) Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm 2016 - 2018 của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên;

(4) Báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch thu thuế GTGT của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên;

(5) Báo cáo tình hình thực hiện thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên;

(7) Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website ngành thuế.

(8) Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,...

2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp

a. Xác định mục đích và đối tượng điều tra:

Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp gồm 2 mục đích:

(1) Nhằm đánh giá thực trạng lập dự toán và một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên;

(2) Nhằm lấy ý kiến đánh giá của đối tượng nộp thuế (chủ doanh nghiệp, kế toán thực hiện công tác về thuế) về công tác thực hiện quản lý thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên và một số thông tin về người nộp thuế.

Tương ứng với hai mục đích điều tra thì đối tượng điều tra bao gồm hai nhóm đối tượng cụ thể:

(1) Cán bộ, công nhân viên tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.

(2) Đối tượng chủ doanh nghiệp, kế toán thực hiện công tác thuế (gọi tắt là người nộp thuế (người nộp thuế)) tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thuộc quản lý của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.

b. Xác định nội dung điều tra

(1) Nội dung điều tra Cán bộ, công nhân viên tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên: Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời câu hỏi; Phần II: Các câu hỏi chọn lọc cụ thể: Công tác lập kế hoạch; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý thuế, cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, công tác tuyên truyền ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.

(2) Nội dung điều tra người nộp thuế bao gồm: Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời câu hỏi; Phần II: Các câu hỏi chọn lọc cụ thể: Ý kiến về Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp

luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế; Đánh giá chất lượng hoạt động tuyên truyền của cơ quan thuế.

Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1A, 1B, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.

c. Xác định cỡ mẫu

(1) Cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.

Tính đến thời điểm tháng 12/2018 tổng số cán bộ công chức và lao động hợp đồng làm việc tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên: 123 người. Do số lượng cán bộ ít nên tác giả chọn điều tra toàn bộ số lượng cán bộ trên.

(2) Đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thuộc quản lý của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.

Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thuộc quản lý của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên tính đến hết tháng 12/2018 là 2.228 doanh nghiệp. Do số lượng tham gia đông nên tác giả áp dụng công thức chọn mẫu Slovin nhằm chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng trên:

N = N

1+N.e2 Trong đó: n là lượng mẫu cần lấy,

N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)

Từ công thức tính Slovin tác giả tính được n ≈ 339 doanh nghiệp

Căn cứ trên bảng tổng hợp và phân loại số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tác giả tiến hành phân bổ số doanh nghiệp điều tra căn cứ trên cơ cấu số lượng doanh nghiệp thực có năm 2018. Sau kho đã lựa chọn được số lượng doanh nghiệp sẽ điều tra từng loại hình và quy mô của doanh nghiệp, tác giả tiến hành gửi mail điều tra ngẫu nhiên số lượng doanh nghiệp trên.

Bảng 1.3. Phân bổ số lượng DN nhỏ và vừa NQD được điều tra Loại hình DN Tổng số DN nhỏ và vừa NQD bị quản lý Phân loại

Số DN được điều tra căn cứ trên cơ cấu % DN trên tổng số

339 DN DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng 2228 334 1058 836 339 51 161 127

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 218 68 88 62 33 10 13 9

Công nghiệp và

xây dựng 945 155 453 337 144 24 69 51

Thương mại và

dịch vụ 1065 111 517 437 162 17 79 66

(Nguồn: Theo sự tổng hợp tính toán của tác giả) d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

- Đối với đối tượng điều tra là các cán bộ công chức, lao động hợp đồng tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên: Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra, thực hiện kết hợp đan xen giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

- Đối với đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thuộc quản lý của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên: Tác giả gửi phiếu điều tra thông qua Email lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán thuế tại doanh nghiệp.

e. Thang đo bảng câu hỏi

Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Mức điểm Ý kiến Trung bình khoảng cách Mô tả ý nghĩa Ý kiến đánh giá thực trạng công tác quản lý Ý kiến đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố 1 Rất không đồng ý 1.0 – 1.80

Nội dung được quản lý rất thiếu hiệu quả

Nội dung được đánh giá ở mức rất yếu

2 Không

đồng ý 1.81 – 2.60

Nội dung được quản lý chưa tốt

Nội dung được đánh giá ở mức yếu

3 Bình

thường 2.61 – 3.40

Nội dung được quản lý đạt ở mức vừa

Nội dung được đánh giá ở mức bình thường

4 Đồng ý 3.41 – 4.20 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt

Nội dung được đánh giá ở mức tốt

5 Rất đồng ý 4.21 – 5.00

Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt hơn so với yêu cầu

Nội dung được đánh giá ở mức rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)