Khái niệm, đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 33 - 35)

1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm

1.3.1.1. Khái niệm

Quản lý thu thuế GTGT là một nội dung trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy cần tiếp cận khái niệm quản lý trước khi tiếp cận khái niệm quản lý thu thuế GTGT.

Theo nhóm tác giả Vũ Kim Dũng, Cao Thúy Xiêm (2003) cho rằng “Quản lý là một phạm trù để chỉ những mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong điều kiện có sự biến đổi của môi trường. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu mà ta có thể hiểu chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý ở chừng mực nhất định.”

Theo Henry Fayol (1841-1925), “Quản lý là một quá trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.”

Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng hoạt động quản lý là hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.

Còn theo tác giả Hoàng Thị Lan Anh (2005) thì quan điểm về khái niệm quản lý thu thuế có phần hẹp hơn, “chủ thể quản lý là Nhà nước mà cụ thể là cơ quan thuế các cấp. Đối tượng quản lý là các doanh nghiệp và cá nhân liên quan có nghĩa vụ về thuế. Các cơ quan thuế có tác động lên đối tượng nộp thuế bằng phương thức, phương tiện của mình nhằm đạt được mục đích nhất định.”

Quản lý thu thuế là những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hay nói cách khác, quản lý thu thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh là quá trình hoạch định kế hoạch thuế cũng như chương trình mục tiêu, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, phát hiện những sai sót và gian lận để uốn nắn, chỉnh sửa trong công tác quản lý ở những kỳ tiếp theo.

1.3.1.2. Đặc điểm

- Quản lý thu thuế GTGT là quản lý bằng pháp luật với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng bình đẳng.

- Quản lý thu thuế GTGT được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thu thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và

dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thu thuế còn thể hiện trong quy trình và thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Do đó hoàn thiện pháp luật về quản lý thu thuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.

- Quản lý thu thuế GTGT là hoạt động mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố thái nguyên​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)