1.2 .Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
1.2.3 .Vai trò của thuế giátrị gia tăngtrong quản lý nhà nước về kinh tế
1.3.3. Nguyên tắc quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
vừa ngoài quốc doanh
Mỗi cơ quan thuế ở cấp độ khác nhau đều có nhiệm vụ khác nhau trong quản lý thuế. Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định:
- Tuân thủ pháp luật:
Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định. Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên liên quan trong quan hệ quản lý bao gồm cả cơ quan nhà nước và cơ quan nộp thuế GTGT.
- Đảm bảo tính hiệu quả:
Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng Luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất. Việc lựa chọn quy trình, thủ tục quản lý thuế hiệu quả sẽ hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy thu thuế và chi phí của người nộp thuế so với việc áp dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn.
- Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế:
Nhà nước tăng cường các công tác quản lý đối với người nộp thuế theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật với mục đích đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế GTGT đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của người nộp thuế. Để đảm bảo nguyên tắc này hệ thống văn bản pháp
luật cần phải được thiết lập đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp, có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các vi phạm pháp luật về thuế và có tác dụng răn đe.
- Công khai, minh bạch:
Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm pháp luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho người nộp thuế và tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế được quyết định áp dụng những ngoại lệ cho là để hoạt động quản lý thuế của nhà nước được mọi công dân giám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu, qua đó thúc đẩy công tác quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
- Tuân thủ và phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi, quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.4. Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
Quy trình quản lý thuế luôn gắn với quá trình nhà quản lý thuế (chủ thể quản lý) sử dụng các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý (đối tượng nộp thuế) nhằm đạt được các mục tiêu quản lý. Các chức năng quản lý thuế bao gồm bốn nhóm cơ bản gắn với quy trình quản lý thuế bao gồm: Nhóm chức năng hoạch định như lập kế hoạch thuế, chuẩn bị điều kiện thực hiện; Nhóm chức năng tổ chức thực hiện, ra quyết định, tổ chức hoạt động; nhóm chức năng chỉ đạo như hướng
tra bao gồm đo lường, so sánh, đánh giá, cưỡng chế thi hành, đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng, chuẩn bị cho chu kỳ quản lý tiếp theo. Căn cứ theo những quy định hiện hành về hoạt động quản lý nhà nước và những quy định cụ thể về Luật quản lý thuế tác giả đưa ra quy trình quản lý thu thế GTGT như sau:
Hình 1.1: Nội dung công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN nhỏ và vừa NQD tại Chi cục Thuế
(Nguồn: Theo kết quả tổng hợp nghiên cứu của tác giả) 1.3.3.1. Công tác lập dự toán thu thuế GTGT
Để thực hiện công tác quản lý thu các khoản thuế nói chung, thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện các công việc sau:
- Lập dự toán thu:
+ Phân tích khả năng nguồn lực có thể huy động cho hoạt động quản lý thu các khoản thu thuế trên địa bàn.
+ Phân tích biến động kinh tế xã hội, sự thay đổi các chính sách thuế liên quan đến tình hình hoạt động trên thực tế của các đối tượng nộp thuế tại địa phương.
+ Xác định khả năng thu thực tế của năm Ngân sách và những năm tiếp theo. + Phân tích hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế nói chung trong những năm qua.
- Kế hoạch thu:
Việc xây dựng kế hoạch thu giúp cho cơ quan thuế rà soát, nắm chắc các đối tượng, nguồn thu trên địa bàn quản lý, từ đó nhận diện và khai thác tối đa các nguồn thu tiềm năng, đưa ra các biện pháp kịp thời để thu đúng, thu đủ các khoản phát sinh vào ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.
1.3.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT
a. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế - Đăng ký thuế:
Theo quy định tại Điều 22, Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thuế theo đúng thời hạn và đầy đủ thủ tục. Từ đó, quản lý hoạt động đăng ký thuế tại cơ quan thuế bao gồm những nội dung:
+ Cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn các thủ tục, kê khai hồ sơ đăng thuế (khi người nộp thuế đề nghị), cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thu đúng thời hạn quy định. Trường hợp kiểm tra phát hiện hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, thông tin kê khai chưa chính xác, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế, trong đó nêu rõ các nội dung còn thiếu, sai và yêu cầu bổ sung, điều chỉnh.
+ Sử dụng mã số thuế để quản lý người nộp thuế và ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với người nộp thuế.
+ Xử lý, lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, xây dựng, quản lý mã số thuế của người nộp thuế và cập nhật thông tin đăng ký thuế thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời.
+ Phối hợp, trao đổi thông tin, cung cấp mã số thuế cho các Bộ, ngành để cập nhật vào hệ thống thông tin hiện có của các Bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan đến NNT đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
- Kê khai thuế:
Theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế: người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định; người nộp thuế phải kê
khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
Quản lý hoạt động khai thuế tại cơ quan thuế bao gồm các nội dung: + Cung cấp mẫu tờ khai thuế, hướng dẫn các thủ tục, kê khai thuế;
+ Kiểm tra phát hiện hồ sơ khai thuế của người nộp thuế chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định, thông tin kê khai chưa chính xác, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế các nội dung còn thiếu, sai và yêu cầu bổ sung, điều chỉnh.
+ Xử lý, lưu giữ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, và cập nhật thông tin đăng ký thuế thay đổi vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Hiện nay, ngành thuế đã đưa ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) và phần mềm hỗ trợ kê khai thuế vào sử dụng; 02 phần mềm này đã hỗ trợ tốt cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong quá trình lập, gửi, xử lý Tờ khai thuế, các thông tin dữ liệu kê khai thuế. Nhưng về cơ bản trình tự các phần mềm xử lý dữ liệu vẫn đảm bảo đầy đủ theo các bước nêu trên.
- Nộp thuế:
Nộp thuế là việc người nộp thuế tiến hành chuyển số tiền thuế theo tờ khai thuế vào tài khoản NSNN. Quản lý hoạt động nộp thuế bao gồm nội dung cụ thể:
+ Đối soát số tiền phải nộp theo tờ khai;
+ Thông báo có người nộp thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế hay việc nộp thiếu, nộp chậm,…
- Ấn định thuế:
Ấn định thuế là việc cơ quan thuế đưa ra con số thuế phải nộp bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo, đối tượng doanh nghiệp phải nộp thuế theo con số ấn định được quy định cụ thể tại các điều 36, 37, 38 và 39 Luật quản lý thuế – Luật số 78/2006/QH11.
Hoạt động ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế phải theo nguyên tắc nhất định, cụ thể:
+ Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế.
+ Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
Hoạt động ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế bao gồm các nội dung: + Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
+ Trường hợp số thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án.
b. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế được quy định cụ thể trong một số các văn bản pháp luật: Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012;Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính; NNT tự xác định số thuế được miễn và giảm; cơ quan thuế quyết định miễn, giảm.
Quy định cụ thể về hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế GTGT gồm: Thông tư 25/2018/TT-BTC; thông tư 130/2016/TT-BTC; Thông tư 99/2016/TT-BTC; Thông tư 156/2013/TT-BTC; Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Nội dung quản lý Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế của cơ quan thuế theo quy định bao gồm:
+ Tiếp nhận hồ sơ xin miễn, giảm thuế từ người nộp thuế;
+ Thủ trưởng Cơ quan thuế quản lý trực tiếp quyết định việc miễn, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.
c. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đây là Nghị định hướng dẫn Luật hết sức quan trọng, có tác động đến
nhiều đối tượng. Trong đó Khoản 1 Điều 32 có quy định về các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
“a) Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
b)Người nộp thuế là cá nhân được pháp luật coi như đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp; tiền phạt.
c) Nếu các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không thuộc các trường hợp nêu tại các điểm a,b khoản 1 Điều này, đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
- Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thể thu đủ tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt.”
Khoản 3 Điều 32 cũng nêu rõ phạm vi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa nợ: “Các khoản tiền thuế được xóa bao gồm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Riêng việc xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai”
d. Quản lý thông tin về người nộp thuế
Quản lý thông tin hồ sơ người nộp thuế được quy định tại Điều 13 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
“Hồ sơ người nộp thuế là tập hợp thông tin về thành lập, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình hình sản xuất kinh doanh, Báo cáo tài chính, các hồ sơ khai thuế, các báo cáo quản lý ấn chỉ thuế, quá trình tuân thủ pháp luật thuế và quy định của pháp luật có liên quan; kết quả nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế và các thông tin khác liên quan đến người nộp thuế.
Tổng cục Thuế xây dựng, quản lý tập trung hệ thống thông tin hồ sơ người nộp thuế trên hệ thống để phục vụ việc tích hợp, cập nhật thông tin, đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá rủi ro và áp dụng các chế độ chính sách quản lý thuế phù hợp.
Hồ sơ người nộp thuế được xây dựng, áp dụng phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ thuế trong từng thời kỳ, bao gồm:
- Hồ sơ người nộp thuế;
- Hồ sơ của các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của người nộp thuế; - Hồ sơ đại lý thuế.
Tổng cục Thuế ban hành quy định áp dụng bộ chỉ tiêu thông tin, xây dựng hệ thống thông tin và tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý, ứng dụng hồ sơ NNT theo nguyên tắc: Thực hiện điện tử hóa, số hóa các chứng từ; tự động cập nhật hệ thống khi tác nghiệp; thực hiện tác nghiệp trên cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.”
e. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với người nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.
Theo pháp luật quản lý nước ta:
+ Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế.
Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với 100% hồ sơ khai thuế do người nộp thuế gửi thành công tới cơ quan thuế. Cán bộ thuế