Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 55)

ĐVT %

Cơ cấu doanh thu du lịch 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 100 100 100 100 100

1. Lƣu trú 38,9 36,5 35,7 35,0 34,3

2. Ăn uống 16,9 17,5 17,8 18,0 19,2

3. Vận chuyển 17,2 17,1 16,8 16,0 16,7

5. Dịch vụ khác 13,2 14,7 14,68 15,0 15,3

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long

Nếu xét theo cơ cấu doanh thu của các dịch vụ trong ngành du lịch thì có thể thấy rằng doanh thu từ dịch vụ lƣu trú luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ này lại có xu hƣớng giảm dần trong những năm gần đây. Dịch vụ ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ khác đều tăng qua các năm.

Về lợi nhuận hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn vịnh Hạ Long trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên, thể hiện qua doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch ở địa bàn Vịnh không cao so với các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế ở các nƣớc trong khu vực.

3.3.1.3. Phát triển các loại sản phẩm du lịch và khách du lịch a) Phát triển sản phẩm du lịch. Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch Loại sản phẩm Năm (Tỷ.đ) So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tổng số 3.809 3.927 3.850 103,09 98,04

1.Du lịch biển đảo 2.094 2.160 2.118 1,032 98,05

2.Du lịch văn hóa 687 708 694 103,05 98,02

3.Du lịch làng

nghề truyền thống 304 314 308 103,28 98,08

4.Du lịch sinh thái 457 471 462 103,06 98,09

5.Du lịch công vụ 267 274 269 103,62 98,17

Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Hạ Long

Qua Bảng 3.5 - Phân tích tốc độ phát triển của các loại hình du lịch hiện có trên địa bàn. Ta thấy loại hình du lịch biển đảo chiếm thế mạnh và là loại hình du lịch chủ chốt của du lịch Hạ Long, chiếm 55% cơ cấu ngành du lịch. Năm 2014 đạt 2.188 tỷ đồng. Năm 2014 hầu hết các loại hình du lịch đều ảnh hƣởng của khủng hoàng kinh tế, và giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 98% so với năm 2013.

Du lịch biển đảo.

Du lịch biển, đảo đƣợc xem là loại hình phát triển mạnh trên địa bàn vịnh Hạ Long. Với các danh lam thắng cảnh nhƣ Bãi Cháy, động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ, Hòn Đỉnh Hƣơng, Hòn Trống Mái, Hang Sửng Sốt, bãi tắm Titốp, Động Thiên Cung, làng chài Cửa Vạn, làng chài Ba Hang,…

Trong những năm qua, thành phố Hạ Long cũng nhƣ tỉnh Quảng Ninh tập trung chú ý khai thác và đầu tƣ mạnh vào các khu vực này. Nhiều hoạt động du lịch theo hƣớng vừa đa dạng hóa, vừa tạo điểm nhấn ở các khu du lịch này đƣợc tổ chức nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Với những cảnh quan thiên phú cùng với những hoạt động của Tỉnh cũng nhƣ của thành phố, các khu du lịch này đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn. Hoạt động chủ yếu ở các khu vực này là thăm quan, ngắm cảnh, tắm biển, thể thao nƣớc và nghỉ đêm trên vịnh.

Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở khu vực biển đảo của vịnh Hạ Long tổ chức còn đơn điệu, thiếu sáng tạo do thiếu những ý tƣởng tạo ra những sản phẩm du lịch mới, độc đáo. Theo nhƣ đánh giá của Tổng cục du lịch thì việc khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long vẫn còn tổ chức nhƣ cách đây 15 năm, hầu nhƣ không tạo ra đƣợc sản phẩm mới. Đã có nhiều chủ trƣơng, dự án phát triển sản phẩm trên Vịnh nhƣng rốt cuộc vẫn nằm trong ý tƣởng. Các phƣơng tiện vận chuyển khách thăm quan chủ yếu là bằng tầu, nên việc tiếp cận các điểm tham quan còn hạn chế, các điểm ngắm cảnh trên cao và dƣới đáy đại dƣơng hầu nhƣ chƣa đƣợc khai thác. Mặt khác, việc khai thác các tuyến thăm quan còn chƣa đƣợc dựa trên cơ sở nguyên tắc thụ cảm nên du khách chƣa thể cảm nhận hết những vẻ đẹp thiên phú của vịnh Hạ Long.

Du lịch văn hóa.

Du lịch văn hóa cũng đƣợc xem là loại hình du lịch phát triển mạnh trên địa bàn vịnh Hạ Long. Với các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội đặc trƣng đƣợc xem là những lợi thế trong việc thu hút du khách khi đến vịnh Hạ Long. Hiện có các điểm du lịch văn hóa điển hình là cụm di tích lịch sử - văn

hóa – danh thắng Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, cụm di tích chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập; cụm di tích lịch sử của xí nghiệp tuyển than Hòn Gai; di tích lƣu niệm Bác Hồ tại xã đảo Tuần Châu, ngoài ra còn các di tích văn hóa khác nhƣ Nhà thờ Hòn Gai, tƣợng đài, di chỉ khảo cổ phân bổ trên khắp Hạ Long.

Du lịch làng nghề truyền thồng.

Các sản phẩm du lịch làng nghề cũng đƣợc các du khách, đặc biệt là các du khách đến từ phƣơng tây rất ƣa chuộng. Điểm nhấn của du lịch làng nghề ở Hạ Long là cộng đồng làng chài trên khắp Vịnh là nơi còn lƣu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của ngƣ dân miền biển cổ xƣa nhƣ phong tục tập quán, cách thức sinh sống, ca dao tục ngữ, hò vè, hát đối giữ nam và nữ trên thuyền, hát cƣới trên thuyền,…Đây là nơi lý tƣởng cho du khách khám phá những điều mới mẻ và kỳ diệu về ngƣời dân nơi đây.

Du lịch sinh thái.

Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới nhƣ hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới, đặc biệt là hệ sinh thái tùng – áng độc đáo xuất hiện ở đảo Đầu Bê, Hang Trai và đảo Cống Đỏ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở khu vực ven bờ vịnh Hạ Long, đặc biệt là xung quanh đảo Tuần Châu,…

Trong những năm qua, thành phố Hạ Long cũng đã tập trung khai thác du lịch sinh thái và đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội tích cực, góp phần không nhỏ làm đa dạng sản phẩm du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Du lịch công vụ.

Du lịch công vụ cũng bƣớc đầu phát triển và khảng định là thế mạnh của du lịch Hạ Long với nhiều hội nghị kết hợp tham quan du lịch đƣợc tổ chức ở thành phố Hạ Long. Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng và các

công ty lữ hành đang tổ chức các hoạt động kèm theo bên cạnh các cuộc hội nghị, hội thảo. Phổ biến nhất là các chƣơng trình tham quan du lịch vào mùa hè,…Du lịch công vụ góp phần làm đa dạng dịch vụ du lịch trên địa bàn Vịnh.

b) Phát triển về số lƣợng khách du lịch đến Hạ Long.

Số lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh nói chung và đến Hạ Long nói riêng không ngừng tăng qua các năm.

Năm 2008, tổng khách du lịch đến với vịnh Hạ Long là 2.850.000 lƣợt khách, đến năm 2012, tổng khách du lịch đến thăm vịnh Hạ Long đạt 4.385.000 lƣợt khách, và năm 2014 đạt 4.593.000 lƣợt. Số lƣợng khách quốc tế tăng tƣơng đối mạnh. Nếu nhƣ năm 2008, lƣợng khách quốc tế đến Hạ Long là 1.570.000 lƣợt khách thì đến năm 2012 đã lên đến 2.268.700 lƣợt và năm 2014 đạt 2.422.800 lƣợt khách. Tỷ lệ khách quốc tế trên tổng lƣợng khách du lịch chiếm trên 50%. Bảng 3.6 Bảng 3.6. Tình hình phát triển khách du lịch đến Hạ Long Loại DN Năm (lƣợt khách) So sánh (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng khách du lịch 4.385.000 100 4.520.000 100 4.593.000 100 103,08 101,62 1. Khách trong nƣớc 2.116.300 49,04 2.169.600 48 2.170.200 47,25 102,49 100,02 2. Khách quốc tế 2.268.700 50,06 2.350.400 52 2.422.800 52,75 103,60 103,08

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố

Thị trƣờng khách đã có sự chuyển biến tích cực, với sự tăng trƣởng của thị trƣờng khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…), Asian, các thị trƣờng khác nhƣ Anh, Đức, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan cũng có sự tăng trƣởng mạnh.

Bảng 3.7. Lƣợng khách quốc tế lƣu trú tại Hạ Long ĐVT: Lượt khách ĐVT: Lượt khách TT Quốc tịch khách 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 Trung Quốc 223.000 247.800 240.800 111,12 126,27 Hàn Quốc 195.700 194.500 190.700 99,39 98,04 Đài Loan 101.500 95.800 91.800 94,39 95,82 Pháp 78.100 83.800 87.800 107,29 104,77 Úc 63.200 61.500 59.500 97,31 96,75 Nhật 50.200 51.500 59.500 102,59 115,53 Anh 37.000 42.000 55.000 113,52 130,95 Mỹ 39.400 41.518 56.518 105,38 136,13 Đức 26.900 36.000 36.700 133,83 101,94 Thái Lan 31.200 31.600 38.600 101,29 122,15 Malaysia 23.100 21.800 21.800 94,37 100 Tây Ban Nha 13.200 17.400 20.400 131,82 117,24 Canada 17.000 16.700 18.700 98,24 111,97 Hà Lan 19.000 16.000 16.700 94,21 104,37 Singapore 12.900 13.600 13.300 105,43 97,79 Việt Kiều về thăm

nhân thân 7.200 6.300 8.300 87,5 131,74

Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch

Qua Bảng 3.7 cho thấy đối tƣợng khách đến Hạ Long nhiều nhất trong những năm qua vẫn là đối tƣợng khách đến từ các quốc gia Châu Á nhƣ: Trung Quốc (240.800 lƣợt khách năm 2014) và Hàn Quốc (190.700 lƣợt khách năm 2014). Còn các đối tƣợng khách đến từ các châu lục khác đều ở mức trung bình cần phải khai thác tốt hơn thị trƣờng ở các quốc gia này.

cho thấy, khách quốc tế đến Hạ Long đa số là khách trẻ và trung niên nhƣng không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm tuổi. Nhìn chung, du khách có mức độ hài lòng tƣơng đối cao khi du lịch Hạ Long, điều này đƣợc thể hiện qua số khách quay lại Hạ Long chiếm tỷ lệ lớn.

3.3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại Hạ Long

Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long trong thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lƣợng. Tính đến hết năm 2014, Thành phố Hạ Long có khoảng 20.000 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch, chiếm khảng 4% phần trăm tổng số nhân lực phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch của cả nƣớc. Đội ngũ lao động trực tiếp ngành du lịch không chỉ gia tăng về số lƣợng mà chất lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Bảng 3.8. Chất lƣợng lao động trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long

STT Chỉ tiêu Năm (Người ) So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tổng số lao động 18.000 18.570 19.150 103,17 103,12 1 Phân theo giới tính

- Nam 8.650 8.360 8.580 96,65 102,63 - Nữ 9.350 10.210 10.570 109,19 103,52 2 Trình độ chuyên môn - Đại học 3.600 3.700 3.830 102,78 103,51 - Cao đẳng 8.100 8.350 8,600 103,09 102,99 - Trung cấp 6.300 6.520 6.720 103,49 103,07

Nguồn: UBND thành phố Hạ Long

Bảng 3.8 thể hiện lực lƣợng lao động ngành du lịch trên địa bàn Vịnh tuy đông nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể chất lƣợng lao động nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập và phát triển. Tính đến năm 2014, lao động trực tiếp phục vụ du lịch, 20% trình

độ đại học, 45% trình độ trung cấp, sơ cấp nghề và chứng chỉ bồi dƣỡng ngắn hạn, lao động phổ thông học nghề tại chỗ chiếm 35%.

Tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên địa bàn Hạ Long có khoảng 40% chƣa biết ngoại ngữ, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh, ngƣ dân, nông dân kinh doanh dịch vụ trên vịnh Hạ Long. Nhƣ vậy, tính đến nay còn có tới gần 60% nhân lực du lịch trực tiếp của tỉnh chƣa đƣợc đào tạo chuyên ngành. Lực lƣợng lao động gián tiếp trong ngành du lịch, trình độ có cao nhƣng rất ít ngƣời làm việc đúng chuyên ngành. Điều đáng nói nữa là, đa số nhân lực chỉ đƣợc đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch, hoặc các nghề lễ tân, hƣớng dẫn trong khi đó nhân lực các nghề chế biến món ăn, phục vụ buồng phòng, bàn, bar thì chƣa đƣợc ngƣời học ƣa chuộng dù nhu cầu của thị trƣờng là rất lớn.

Nhìn chung, phần lớn lao động trong ngành du lịch còn yếu về kiến thức chuyên môn và bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chƣa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đã và đang triển khai một số giải pháp trƣớc mắt và lâu dài nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc, đội ngũ lao động làm việc trong ngành du lịch.

3.3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại Hạ Long

a) Cơ sở vật chất thuộc dịch vụ lƣu trú.

Tính đến nay, trên địa bàn vịnh Hạ Long có 495 cơ sở lƣu trú với tổng số 8.210 phòng, số khách sạn từ 3-5 sao là 44 cơ sở. Bảng 3.9

Bảng 3.9. Xếp hạng chất lƣợng khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long

STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tổng số 480 486 495 101,25 101,65 1 Khách sạn 5 sao 0 1 3 0 200 2 Khách sạn 4 sao 13 15 17 115,38 113,33 3 Khách sạn 3 sao 16 20 25 125 125 4 Khách sạn từ 2 sao trở xuống 451 450 450 99,78 100

Nguồn:UBND thành phố Hạ Long

Các loại hình nhà nghỉ, khách sạn mini tăng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu buồng phòng của Hạ Long. Tuy nhiên, do phát triển không có chiến lƣợc và sự kiểm soát có quy hoạch nên hệ thống cơ sở vật chất trong khu vực này rất kém và gây nhiều ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng môi trƣờng của Vịnh và ảnh hƣởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững của vịnh Hạ Long.

Về những cơ sở lƣu trú trên vịnh, nguồn cung về tàu nghỉ đêm là rất lớn. Trong những năm qua có sự tăng trƣởng rất nhanh về số lƣợng tàu nghỉ đêm, nhƣng lại hạn chế về nguồn cung của tàu đƣợc xếp hạng cao.

Bảng 3.10. Tình hình phát triển tầu du lịch nghỉ đêm qua các năm

Loại tàu Năm (con tàu) So sánh (%)

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tổng số 175 190 197 111,76 103,86 Tàu hạng 5 sao 1 3 3 300 100 1. Tàu hạng 4 sao 45 50 57 111,11 114 2. Tàu hạng 3 sao 90 90 96 100 106,67 3. Tàu hạng 2 sao 39 47 41 120,51 87,23

Nguồn: Sở giao thông vận tải Quảng Ninh

Bảng 3.10 thể hiện số lƣợng tàu nghỉ đêm đã đạt tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm là 24%, nhanh hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trƣởng số lƣợng buồng khách sạn trên đất liền. Tƣơng tự nhƣ nguồn cung trên đất liền, nguồn cung cơ sở lƣu trú cao cấp rất hãn hữu, với chỉ 3 trên 197 tàu trong năm 2014 nằm trong hạng mục cao cấp, nhƣ vậy thị trƣờng tàu nghỉ đêm cao cấp trên Vịnh Hạ Long vẫn còn có tiềm năng phát triển.

Về mặt chất lƣợng và dịch vụ, các con tàu thƣờng có hình thức hấp dẫn và sạch sẽ, có đầy đủ các dịch vụ và các hoạt động từ ẩm thực cho đến chèo thuyền kayak và có đôi ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, thành thạo tiếng

Anh, đặc biệt là ở những du thuyền cao cấp. Tuy nhiên chất lƣợng cảnh quan vịnh hiện đang bị tác động bởi quá nhiều số lƣợng tàu đang hoạt động trên vịnh. Khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin về các cơ sở lƣu trú nhờ nhiều khách sạn lớn ngày nay đã có dịch vụ đặt phòng trực tuyến thông qua các trang web lớn nhƣ expedia.com, booking.com, agoda.com và trên Trip Advisor có sẵn những thông tin về những thứ tự xếp hạng cơ sở lƣu trú hàng đầu. Thành phố vẫn cần hỗ trợ cho các khách sạn quy mô vừa và nhỏ để họ có mặt trực tuyến và tiếp cận với khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)