Du lịch bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

5. Kết cấu của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững

1.2.3. Du lịch bền vững ở Việt Nam

1.2.3.1. Sơ lược tình hình phát triển du lịch Việt Nam

Việt Nam là đất nƣớc nằm ở khu vực Đông Á có lãnh thổ rộng 329.560 km2, dân số đông tới hơn 90 triệu ngƣời và có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị độc đáo về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thủy nhiệt đới còn tồn tại ở một số vùng; Truyền thống lịch sử chống giặc ngoại sâm hào hùng; Nền văn hóa phong phú và đặc sắc; Sự cởi mở và lòng hiếu khách của ngƣời dân Việt Nam đã tạo nên những hấp dẫn đối với các du khách nƣớc ngoài nhất là những du khách phƣơng Tây muốn đi du ngoạn những miền đất xa xôi ở các nƣớc đang phát triển để đƣợc chiêm ngƣỡng những vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ còn xót lại và tìm hiểu những nét độc đáo của ngƣời dân bản địa.

Mặc dù có những tiềm năng nhƣ vậy nhƣng trong một thời gian dài trƣớc khi cải cách kinh tế (trƣớc năm 1986) có rất ít khách du lịch quốc tế đến

Việt Nam. Năm 1981 chỉ có 4.134 du khách nƣớc ngoài đến thăm Việt Nam. Tình hình này đã thay đổi rõ rệt kể từ năm 1993, Chính phủ Mỹ mở cấm vận Việt Nam, nền kinh tế đƣợc mở cửa, Việt Nam đƣợc ký hiệp định ngoại giao với rất nhiều nƣớc trên thế giới. Nền kinh tế đƣợc cải cách sâu rộng theo hƣớng thị trƣờng. Những cải cách du lịch đã tạo cho du lịch cơ hội mới để phát triển. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng nhanh: Khách du lịch quốc tế từ 2,9 triệu năm 1994 đến 7,5 triệu lƣợt năm 2013; Khách nội địa từ 14 triệu lên đến 35 triệu lƣợt. Doanh thu từ du lịch 26.000 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2013 đã tăng lên 200.000 tỷ đồng tƣơng đƣơng 9,5 tỷ USD. (Tổng cục du lịch). Đây cũng là mức tăng trƣởng cao so với các nƣớc trong khu vực

và trên thế giới. Du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội, góp phần tăng thu nhập dân cƣ, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Hoạt động du lịch đã thu hút đƣợc nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc các ngành kinh tế tham gia. Du lịch phát triển góp phần quảng bá về đất nƣớc con ngƣời, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.

1.2.3.2. Những dấu hiệu phát triển không bền vững

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 nhờ có cải cách kinh tế, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên từ sau năm 1996 đã xuất hiện một số những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. So với năm 1996, số khách du lịch đến Việt Nam trong năm 1997 đã giảm sút, Do tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, sự tăng trƣởng của Du lịch Việt Nam trong năm 1998 đã giảm đi từ 8% đến 10% so với năm trƣớc. Điều đáng chú ý là 63% du khách quốc tế đã rời Việt Nam sớm hơn so với kế hoạch. Và hơn 80% trong số họ đã nói rằng sẽ không quay trở lại Việt Nam.

Nhiều khách sạn và các du khách ở các trung tâm du lịch lớn đã lâm vào cảnh khó khăn do thiếu vắng khách du lịch quốc tế. Tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập hiện tƣợng “Thừa phòng, thiếu khách”. (Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và

đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam).

Các dòng du lịch tập trung quá mức vào các trung tâm lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt. Trong khi đó, du lịch ở nhiều vùng sâu, nơi có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái thì chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chênh lệch giữa các vùng và các khu vực trong việc phát triển du lịch ngày càng trở lên sâu sắc.

Việc xây dựng một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch, sự gia tăng của các phế thải xây dựng đã làm giảm sút chất lƣợng du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trƣờng đã cho rằng các trung tâm du lịch biển của Việt Nam nơi tập trung 80% các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi của Việt Nam đang đứng trƣớc nguy cơ ô nhiễm, dầu, kim loại nặng cũng nhƣ chất thải hữu cơ chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, vận tải biển và khai thác dầu gây ra.

Nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào lợi ích kinh tế trƣớc mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn du lịch từ địa phƣơng. Tại một số khu du lịch, văn hóa độc đáo của ngƣời dân địa phƣơng ít nhiều bị tổn hại khi vùng xa xôi này đột ngột mở cửa cho khách du lịch nƣớc ngoài tới thăm mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết. Có thể xem việc suy giảm tính thuần chất của Chợ tình SaPa do phải phục vụ nhu cầu cho khách nƣớc ngoài là một bằng chứng rõ rệt nhất.

1.2.3.3. Nguyên nhân căn bản của sự phát triển không bền vững

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và các năm sau đó góp phần không nhỏ làm giảm số lƣợng khách đến Việt Nam với mục

đích chủ yếu là làm ăn buôn bán. Ngoài ra tình trạng lạc hậu của hệ thống giao thông vận tải cũng đƣợc coi là một cản trở đáng kể đối với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mở cửa.

Nhiều khách du lịch quốc tế phàn làn rằng họ bị phân biệt đối xử so với các khách du lịch trong nƣớc. Bằng chứng là nhiều trƣờng hợp họ phải trả tiền cao hơn gấp nhiều lần so với khách du lịch trong nƣớc mặc dù sản phẩm du lịch hoặc dịch vụ là nhƣ nhau. Dẫn đến sự không hài lòng, thậm chí là tức giận về sự phân biệt đối xử trong trƣờng hợp này.

Những thiếu xót trong quy hoạch, tiếp cận thị trƣờng, quảng cáo và chất lƣợng chƣa cao của sản phẩm, và dịch vụ du lịch là những trở ngại lớn của du lịch Việt Nam trên con đƣờng phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn của ASEAN cũng nhƣ khu vực.

Thông tin quảng bá chƣa đƣợc rộng rãi và thực sự hiệu quả, Rất nhiều du khách quốc tế chƣa biết rằng Việt Nam có rất nhiều di sản thiên nhiên thế giới cũng nhƣ những di sản văn hóa nổi tiếng, phần lớn những du khách này chƣa coi Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn mặc du Việt Nam đƣợc bầu trọn là một trong 20 quốc gia đáng sống nhất trên thế giới,

Thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch khi đến thăm Việt Nam cũng còn nhiều rƣờm rà, gây sự ái ngại cho du khách, nhất là những du khách có những tour du lịch tự do không qua các tổ chức du lịch.

Đây là những nguyên nhân hạn chế sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.

1.2.4. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hướng bền vững trên vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

Một là Cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững.

Hai là Công tác quy hoạch các vùng nhƣ Bãi tắm Bãi Cháy; Khu cảng tàu khách Tuần Châu – Bãi Cháy – Hòn Gai; Hệ thống cáp treo Hạ Long – Vân Đồn; Điểm thăm quan các hang động;…phải đồng bộ, hiện đại, quản lý chặt chẽ công tác xây dựng, đảm bảo sự hài hòa cảnh quan thiên nhiên với đặc thù của địa bàn vịnh Hạ Long.

Ba là Đẩy mạnh du lịch cộng đồng nhƣ du lịch sinh thái khu vực Quảng Yên, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và tính đặc thù khu vực làng chài Cửa Vạn – Ba Hang; du lịch tâm linh: Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên.

Bốn là Xác định vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong phát triển du lịch đặc biệt là những vùng nhạy cảm với môi trƣờng nhƣ khu bãi tắm Bãi Cháy – Nơi tập trung dân cƣ và hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra cần giải quyết

(1) Thực trạng du lịch ở Vịnh Hạ Long phát triển nhƣ thế nào? Sự phát triển đó đã đảm bảo tính bền vững chƣa?

(2) Nhân tố nào ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long?

(3) Giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững ở Vịnh Hạ Long?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.

Số liệu thứ cấp có ƣu điểm là có thể chia sẻ chi phí, do đó nó có tính kinh tế hơn, số liệu đƣợc cung cấp kịp thời hơn. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp thƣờng là các thông tin cơ bản, số liệu đã đƣợc tổng hợp, đã qua xử lý, ít đƣợc sử dụng để dự báo trong thống kê. Số liệu này thƣờng đƣợc sử dụng trong trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra, bảng hỏi là một công cụ để thu thập số liệu sơ cấp. Bảng hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời đƣợc sắp xếp theo logic nhất định. Bảng hỏi là phƣơng tiện dùng để giao tiếp giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời trả lời trong tất cả các phƣơng pháp phỏng vấn. Thông thƣờng có 8 bƣớc cơ bản sau để thiết kế một bảng hỏi.

Có 2 dạng câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có cấu trúc sẵn câu trả lời, do đó ngƣời trả lời không thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghỉ chép lại đầy đủ các câu trả lời.

Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi mà ngƣời ta đã cấu trúc sẵn phƣơng án trả lời. Bao gồm 4 dạng câu hỏi: Câu hỏi phản đối, câu hỏi dạng bậc thang, câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách.

Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra khách du lịch đến Hạ Long

STT Địa điểm điều tra

Số lƣợng khách điều tra Cơ cấu (%) Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số 1 Khối khách sạn 20 40 60 35,3

2 Cảng tầu DL Bãi Cháy 25 35 60 35,3

3 Chợ đêm HL 30 20 50 29,4

Tổng số 75 95 170 100

Nguồn: Tác giả điều tra

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này.

Bảng thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trƣng về mặt lƣợng của hiện tƣợng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các

chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.

* Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.

- So sánh tuyệt đối:

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc đó (Yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền kề.

Công thức: ði = Yi – Yi-1

Trong đó: ði: Là lƣợng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn Yi: Là mức độ của hiện tƣợng thời gian i Yi-1: Là mức độ của hiện tƣợng thời gian i-1

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc (thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

Công thức: ∆i = Yi – Y1

Trong đó: ∆i: là lƣợng tăng giảm tuyệt đối định gốc Yi: Là mức độ của hiện tƣợng thời gian i Y1: là mức độ đầu tiên trong dãy số

- So sánh tương đối:

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng, giảm tƣơng đối liên hoàn: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trƣớc đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tƣơng đối giữa hai thời gian liền kề.

Công thức: ti = 1  i i y y

Trong đó ti: Là lƣợng tăng giảm tƣơng đối liên hoàn yi-1: Là mức độ của hiện tƣợng thời gian i-1

yi: Là mức độ của hiện tƣợng thời gian i

+ Chỉ tiêu so sánh lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc: Là thƣơng số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ một kỳ nào đó đƣợc chọn làm gốc (thƣờng là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1))

Công thức: Ti =

1

y yi

Trong đó: Ti: Lƣợng tăng giảm tƣơng đối định gốc yi: Mức độ của hiện tƣợng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số

Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp so sánh * Ưu điểm:

- Phƣơng pháp đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đối với những ngƣời có kinh nghiệm.

- Hầu nhƣ ngƣời thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê.

- Kết quả của phƣơng pháp phản ánh thực tế, phản ánh và đánh giá khách quan, dễ đƣợc mọi ngƣời chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.

* Nhược điểm:

-Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng đƣợc phƣơng pháp này.

-Các thông tin cần sử lý thƣờng khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm, do đó trong điều kiện thị trƣờng biến động, các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.

-Đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh.

Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu với phƣơng pháp phát triển du lịch Hạ Long theo hƣớng bền vững nhằm thấy rõ đƣợc bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đƣa ra đƣợc các gải pháp thiết thực và phù hợp với địa phƣơng. Phƣơng pháp này đƣợc triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu đồ câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu đƣợc từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phƣơng pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phƣơng pháp này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)