Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc bộ, tại khu biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tƣơng đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa với vịnh Bái Tử Long và Vịnh Cát Bà. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.533 km2 bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích khoảng 335 km2

quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khách nhau, và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố nhƣ tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trƣờng, khí hậu, địa chất, địa mạo đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều hệ sinh thái. (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2013).

Vịnh Hạ Long là tâm điểm của thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối

quan hệ kinh tế với thị trƣờng quốc tế và khu vực, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lƣu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với chiều dài 50km, trên có mạng lƣới đƣờng bộ, cảng biển lớn đang đƣợc mở rộng và phát triển, đặc biệt là Cảng nƣớc sâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nƣớc và phía bắc, để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lƣu kinh tế với các vùng trong nƣớc và với nƣớc ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là một ƣu thế đặc biệt đối với thành phố Hạ Long.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của vịnh Hạ Long đƣợc phân làm ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi, vùng ven biển và vùng hải đảo.

Địa hình tƣơng đối phức tạp, đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan phong phú, đặc biệt cảnh quan vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và đƣợc tôn vinh là 1 trong 7 kỷ quan thiên nhiên mới của thế giới thông qua cuộc bầu chọn trên Internet do tổ chức New Open World phát động. Tuy nhiên, quỹ đất bằng rất hạn chế làm ảnh hƣởng nhiều đến việc xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch có quy mô lớn.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hạ Long tƣơng đối thích hợp cho các hoạt động du lịch, nhất là du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dƣỡng, thể thao và du lịch sinh thái,.. Mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động của du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè thƣờng có dông bão và những đợt mƣa lớn gây biển động, lũ lụt, sạt lở đƣờng giao thông, xói lở bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình vùng vịnh, có núi trùng điệp bao quanh, chạy dài theo bờ biển, phía bờ biển có nhiều đảo lớn án ngữ nên sức bão bị suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động của bão đến các

hoạt động du lịch. Đây là yếu tố thuận lợi của du lịch Hạ Long so với các vùng ven biển khác ở khu vực miền Trung.

3.1.1.4. Nước ngọt

Nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nƣớc ngầm đang có xu hƣớng giảm dần và bị ô nhiễm nặng do tác động của các hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng cần phải tính đến nhằm đảm bảo đời sống dân cƣ và nhu cầu phát triển du lịch.

3.1.1.5. Về đất đai và rừng

Đất chủ yếu là đồi núi xen kẽ các vùng thung lũng. Quỹ đất cho dân cƣ đô thị và xây dựng các công trình du lich rất hạn hẹp. Đã có rất nhiều dự án lấn biển và san đồi để mở rộng quỹ đất xây dựng. Tuy nhiên tác động của môi trƣờng đến các dự án này sẽ trở thành một gánh nặng đối với việc phát triển du lịch bền vững trong tƣơng lai. Trên địa bàn Vịnh có ba loại rừng đó là: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng trồng.

Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và quanh hồ Yên Lập. Rừng ở đây thuộc loại rừng nghèo, trữ lƣợng thấp. Riêng khu vực núi đá vịnh Hạ Long hệ thực vật phát triển phong phú, nhiều loại quý hiếm, tạo hệ sinh thái đa dạng và có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tài nguyên rừng đặc biệt là rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ rừng hiện có và trồng mới là việc làm cấp thiết trong việc đảm bảo hệ sinh thái và phát triển du lịch bền vững.

3.1.1.6. Về biển

Là vùng biển kín, có nhiều cồn cạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều hải sản cƣ trú và sinh sống. Đây là một trong 4 ngƣ trƣờng lớn nhất của cả nƣớc ta với trữ lƣợng hải sản là 110.000 tấn/năm. Các giải đá ngầm, san hô trong vùng vịnh cũng khá phong phú. Có diện tích nƣớc mặt lớn, dải ven biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm, ngọc trai, sò huyết,…

3.1.1.7. Về khoáng sản

Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lƣợng tƣơng đối lớn và chất lƣợng tốt, điều kiện khai thác thuận lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá và một số loại vật liệu xây dựng khác nhƣ: Đá vôi, đất sét và cao lanh.

3.1.1.8. Về thủy văn

Vịnh Hạ Long chịu ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ nhật – triều vịnh Bắc Bộ, nƣớc biển trong, độ mặn không cao, sóng không lớn, đây là những điều kiện thuận lợi cho tắm biển, du lịch ngầm và thăm quan biển.

Chế độ nhật – triều với biên độ lớn (trên 4m) là hiện tƣợng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)