Đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 89)

của thành phố Hạ Long Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. GDP toàn TP Tỷ đồng 12.000 12.650 14.300 15.787 15.920 17.037 2. GDP ngành DL Tỷ đồng 4.932 5.439 6.165 6.709 6.845 6.985 3. Tỷ lệ đóng góp của DL (%) 41,1 42,9 43,1 42,5 42,9 41

Nguồn: IPA Quảng Ninh

Bảng 3.13 thể hiện Ngành du lịch đã đóng góp 6.985 tỷ đồng vào GDP của thành phố (17.037 tỷ đồng) năm 2014, chiếm 41% tỷ lệ GDP của toàn thành phố. Để đạt đƣợc mục tiêu này, thành phố cần tập trung thu hút đƣợc ít nhất 10,5 triệu lƣợt khách vào năm 2020, thể hiện một tỷ lệ tăng trƣởng đều qua các năm. Mặc dù rất ít thị trƣờng có thể đạt đƣợc tốc độ này, những mục tiêu này là thực tế, xét trên xu hƣớng phát triển của thành phố.

Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, Hạ Long sẽ phải theo kịp tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách từ các quốc gia nguồn chính. Cụ thể, điều quan trong là cần xử lý nguồn khách du lịch theo vùng, phân loại khách du lịch nội địa, khách du lịch Trung Quốc, các nƣớc châu Á khác và phân khúc mục tiêu khách du lịch đƣờng dài. Đặc biệt dự kiến việc tăng thị trƣờng khách du lịch nội địa và Trung Quốc sẽ là nguồn tăng trƣởng chính cho du lịch trên địa bàn Vịnh.

3.3.2.4. Có quy hoạch phát triển ngành du lich một cách bền vững

Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long

Theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND của UBND Tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Hạ Long giai đoạn 2006 -2015, định hƣớng đến 2020. Nhằm mục tiêu khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn Vịnh, đƣa du lịch thành phố thành một ngành kinh

tế mũi nhọn có quy mô hiện đại, bền vững. Theo đó Quy hoạch du lịch Hạ Long theo hƣớng cụ thể gồm: Trung tâm du lịch vịnh Hạ Long và phụ cận thành phố Hạ Long, một phần huyện Hoành Bồ, trọng điểm là Vịnh Hạ Long – Bãi Cháy – Hùng Thắng – Tuần Châu và trung tâm thành phố Hạ Long trở thành Thành phố du lịch, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Đông Bắc, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch biển chất lƣợng quốc tê vào giai đoạn 2010 – 2015. Quy hoạch đã xác định các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 nhƣ sau: Đón 4,7 triệu lƣợt khách du lịch (Khách quốc tế là 2,2 triệu lƣợt), doanh thu du lịch đạt 3.419 tỷ đồng (215 triệu USD), phấn đấu đạt 14.200 phòng khách sạn (3.400 phòng 4-5 sao, 4.000 phòng 2-3 sao).

Đánh giá quy hoạch

Mặc dù lãnh đạo tỉnh và thành phố cũng đã trú trọng đầu tƣ và quy hoạch phát triển du lịch Hạ Long để Ngành du lịch Hạ Long trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và tỉnh. Nhƣng mức độ đầu tƣ cho du lịch hiện tại của Quảng Ninh là chƣa thỏa đáng để khai thác đƣợc toàn bộ những tiềm năng du lịch của tỉnh, với hầu hết đều là đầu tƣ trong nƣớc. Trong những năm qua, thông qua nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch, Nhà nƣớc đã đầu tƣ cho Quảng Ninh khoảng hơn 250 tỷ Đồng.

Tỉnh cần phải khẳng định vị thế hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thu hút đƣợc đủ vốn đầu tƣ và những kiến thức chuyên gia về du lịch để phát triển khu vực này trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu.

Hiện nay, về cơ chế chính sách và hỗ trợ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực còn chƣa rõ ràng. Các nhà đầu tƣ chƣa nắm rõ đƣợc những thông tin về lợi ích đầu tƣ, thủ tục yêu cầu liên quan tới giấy phép và những ƣu đãi về thuế. Đôi khi có những chính sách còn chƣa mang tính cạnh tranh so với các tỉnh du lịch khác ở Việt Nam nhƣ Nha Trang, Đà Nẵng và các nƣớc khác trong khu vực.

Tỉnh đang kêu gọi đầu tƣ vào rất nhiều dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, khách sạn, giáo dục, y tế và môi trƣờng mà qua đó các công trình này sẽ giúp cải thiện đƣợc rất nhiều thiếu hụt mà hiện nay ngành du lịch đang gặp phải. Một số dự án tiêu biểu nhƣ:

+ Nâng cấp Cảng Hòn Gai để tăng cƣờng năng lực du lịch;

+ Khu phức hợp nghỉ dƣỡng có casino và sân golf ở huyện Vân Đồn và thành phố Hạ Long;

+ Siêu thị và khu mua sắm trên địa bàn vịnh Hạ Long.

+ Bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế tại Hạ Long với công suất từ 200 – 500 giƣờng;

+ Trƣờng đại học tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hạ Long để cung cấp đào tạo chất lƣợng cao cho nhiều lĩnh vực bao gồm văn hóa và giáo dục;

+ Xử lý chất thải rắn trên địa bàn vịnh Hạ Long.

Để phát triển du lịch thành công, điều quan trọng là phải có một nền tảng vững chắc của các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, bao gồm một danh mục đầu tƣ đa dạng của các điểm tham quan và các hoạt động du lịch, một loạt những lựa chọn lƣu trú và một hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hoạt động chất lƣợng và hiệu quả.

Về dịch vụ lưu trú

Cơ sở lƣu trú là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một chiến lƣợc du lịch thành công vì vậy nhất thiết phải xây dựng đƣợc hệ thống đồng bộ cơ sở lƣu trú có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở những điểm đến. Việc đánh giá về cơ sở lƣu trú dựa trên năm tiêu chí chính:

+ Tính sẵn có của các dịch vụ ăn nghỉ, các khách sạn có thƣơng hiệu và khách sạn đƣợc xếp hạng sao.

+ Vị trí của các địa điểm lƣu trú đến các điểm tham quan và các đầu nút giao thông chính.

+ Công tác bảo dƣỡng và chất lƣợng của các lựa chọn lƣu trú.

+ Đáp ứng dịch vụ và khả năng ngoại ngữ trong giao tiếp với khách du lịch quốc tế.

+ Công tác tiếp thị, truyền thông và nâng cao nhận thức về các lựa chọn và năng lực đặt phòng trực tuyến.

Về vận chuyển khách du lịch

Vận chuyển khách du lịch là yếu tố đảm bảo để khách du lịch tiếp cận đến các điểm đến du lịch, bao gồm đƣa khách đến Hạ Long và vận chuyển khách từ nơi lƣu trú đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố. Có 6 tiêu chí chính để đánh giá chất lƣợng của dịch vụ giao thông vận tải:

+ Vị trí và hệ thống giao thông tạo điều kiện đi lại cho khách du lịch, bao gồm sân bay, bến cảng, bến xe khách và hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy.

+ Chất lƣợng cơ sở hạ tầng đủ để tạo trải nghiệm tốt cho khách du lịch. + Phạm vi các phƣơng thức vận chuyển bao gồm xe khách, xe buýt, taxi, xe lửa, tàu thuyền, xe cho thuê.

+ Chất lƣợng vận tải bao gồm chất lƣợng xe và dịch vụ.

+ Khả năng tiếp cận và truyền thông về lịch trình, chi phí và bố trí đầy đủ các biển chỉ dẫn ở các khu vực.

+ Quốc tế hóa với biển chỉ dẫn bằng tiếng nƣớc ngoài và trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ.

Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém là một trong những thách thức quan trọng mà du lịch Quảng Ninh đang đối mặt. Hiện nay, không có đƣờng bay thẳng đến Quảng Ninh, nhƣng có một mạng lƣới quốc lộ, cảng và bến xe hợp lý. Tuy nhiên, chất lƣợng các tuyến đƣờng và hệ thống giao thông công cộng còn yếu kém, khiến việc đi Quảng Ninh và di chuyển trong nội bộ tỉnh là một thách thức đối với khách du lịch.

Trong số ba tuyến quốc lộ chính nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, tuyến Hà Nội đi Hạ Long là tuyến có lƣu lƣợng giao thông cao nhất. Do chất lƣợng đƣờng xá kém, tốc độ giao thông trung bình chỉ đạt 50km/giờ khiến cho thời gian đi Quảng Ninh phải mất bình quân từ 3 đến 6 giờ đồng hồ. Việc đi xe cũng không tạo điều kiện thoải mái cho khách du lịch, có những xe khách không có hệ thống điều hòa, rất nhiều đoạn đƣờng xấu và chỉ có ít đoạn đƣờng đẹp. An toàn là một mối quan tâm khác của nhiều khách du lịch bởi nhiều xe khi vƣợt nhau toàn chạy vƣợt lấn sang phần đƣờng của xe chạy ngƣợc chiều do bề rộng của quốc lộ không đủ để cho phép xe vƣợt nhau ở cả hai chiều. Điều này làm nản lòng nhiều khách du lịch nƣớc ngoài vì phần lớn họ đến Hà Nội và không muốn một chuyến đi kéo dài 3 giờ đồng hồ để đến với Hạ Long. Tuyến quốc lộ lớn thứ hai là tuyến cao tốc nội tỉnh nối Móng Cái và Hạ Long, đi qua nhiều thành phố lớn của tỉnh. Tuyến đƣờng này dài 170km, tốc độ di chuyển đạt trung bình là 60km/giờ, có điều kiện lƣu hành tƣơng tự nhƣ trên quốc lộ Hà Nội – Hạ Long. Tuyến quốc lộ chính thứ 3 là tuyến giữa thành phố Hạ Long và thành phố Hải Phòng (thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam). Khoảng cách tƣơng đối ngắn, khoảng 60km với lƣu lƣợng giao thông thấp hơn nhƣng tình trạng đƣờng cũng rất kém. Về hệ thống xe buýt công cộng, tỉnh còn thiếu nhiều bến xe buýt và đó là thách thức đối với những khách đi du lịch một mình, không theo tour. Nhiều trạm xe buýt lại đặt ở những vị trí không thuận lợi, cách xa bờ biển hoặc những điểm du lịch chính và không phù hợp cho khách du lịch quốc tế do không có lịch trình và vé in bằng tiếng nƣớc ngoài, không có biển chỉ dẫn và nhân viên biết ngoại ngữ.

Các khu vực quan trọng nhƣ Bãi Cháy và đảo Tuần Châu có bố trí hợp lý số lƣợng bến tàu du lịch nhƣng ở những nơi khác chƣa phát triển thì chƣa có bến cảng phù hợp. Ở cảng khách du lịch Tuần Châu, khu nhà chờ có chất lƣợng tốt, chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời thoải mái và có đủ tiện nghi cho

khách du lịch, nhƣng còn thiếu các biển chỉ dẫn ra tàu và xung quanh khu vực bến, nhân viên phục vụ không đƣợc đào tạo về các kỹ năng tiếng Anh để trợ giúp khách du lịch. Cảng tàu du lịch Bãi Cháy là cảng đón nhiều khách du lịch nhất, có nhà chờ rất tốt, tiện nghi và nhân viên đƣợc đào tạo bài bản. Chất lƣợng tổng thể là tốt nhƣng vẫn còn một số điều cần cải thiện hơn nữa nhƣ bố trí biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh và có sẵn những lựa chọn vé khác nhau trong cùng ngày.

Hiện nay đã có một số quy hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng dự kiến thực hiện trong khu vực vào những năm tới đây, điều đó sẽ giúp gỡ bỏ rào cản về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Dự án nâng cấp đƣờng cao tốc từ Hà Nội và Hải Phòng đi Hạ Long dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015 và sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển của khách du lịch đến Vịnh Hạ Long. Theo ƣớc tính, thay vì mất 2 giờ đi từ Hạ Long đến Hải Phòng thì tới đây sẽ chỉ còn khoảng 40 phút và thay vì mất 3 giờ hoặc hơn để đến Hà Nội, thì thời gian chuyến đi sẽ rút lại còn khoảng 2 giờ.

3.3.2.5. Đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch trên Vịnh

Chất lƣợng dịch vụ du lịch Hạ Long đang ở tình trạng cần phải cải thiện một cách đáng kể. Dịch vụ du lịch phục vụ ở các khách sạn nổi tiếng, nhà hàng, tàu du lịch và các tour du lịch có chất lƣợng thấp hơn so với những khu vực cạnh tranh du lịch khác nhƣ Hội An và Nha Trang. Điều này liên quan cả đến tính chuyên nghiệp của dịch vụ du lịch và điều quan trọng là hiện nhân viên phục vụ thiếu kỹ năng sử dụng các ngoại ngữ quan trọng nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật. Trong khi có một số các nhà điều hành tour có chất lƣợng dịch vụ rất tốt nhƣ Công ty Du thuyền Đông Dƣơng (Indochina Junk) nổi bật với đội ngũ nhân viên phục vụ bài bản, kỹ năng tiếng Anh thành thạo, về tổng thể, chất lƣợng dịch vụ du lịch trên toàn địa bàn tỉnh

là rất khác nhau, còn có nhiều đơn vị điều hành tour cung cấp cho khách hàng những dịch vụ kém chất lƣợng.

3.3.2.6. Thường xuyên hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch

Thƣơng hiệu Vịnh Hạ Long nổi tiếng toàn cầu là nhờ danh hiệu đƣợc công nhận là Di sản thế giới. Vịnh Hạ Long trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân tỉnh và khu vực xung quanh Vịnh chƣa nhận biết rõ ràng về thƣơng hiệu này và Quảng Ninh chƣa đƣợc nhận diện nhƣ là một điểm đến du lịch. Ngoài ra, dịch vụ du lịch của tỉnh còn yếu kém về kinh nghiệm và chƣa bị tiếng xấu. Nhƣ vậy, với tên tuổi du lịch còn tƣơng đối tốt, tỉnh Quảng Ninh cần phải đầu tƣ hơn nữa nhằm xóa bỏ đi những khía cạnh tiêu cực để tỉnh trở thành một tỉnh thân thiện với khách du lịch.

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã đƣợc thành phố đặc biệt quan tâm và đã mang lại những hiệu quả hết sức thiết thực. Từ năm 2001 đến nay, UBND thành phố đã phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch và các ban ngành trong tỉnh tổ chức Lễ hội du lịch Hạ Long. Đặc biệt trong năm 2003 và 2004 đã phối hợp tổ chức thành công năm du lịch Hạ Long 2003 và các Lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm từ đó đến nay liên tục đƣợc tổ chức với sản phẩm đặc trƣng là Lễ hội Carnaval Hạ Long. Cùng với việc tổ chức các sự kiện du lịch lớn, hình ảnh du lịch Hạ Long đƣợc tuyên truyền rộng rãi đến khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Trình độ tổ chức các hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long đƣợc nâng lên, ngày càng đáp ứng hơn với yêu cầu phát triển du lịch của thành phố, của tỉnh và của cả nƣớc nói chung. Hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long đã có bƣớc đột phá, với nhiều hình thức, thƣờng xuyên và quy mô ngày càng lớn. Thành phố cũng đã tổ chức các hội thảo hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Quảng Tây, Vân

Nam – Trung Quốc, tham gia hội chợ du lịch và chƣơng trình quảng bá du lịch tại Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và một số nƣớc Châu Âu,...

Nhìn chung, hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch Hạ Long đã có sự thay đổi cơ bản về chất lƣợng, góp phần quan trọng trong phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long nói riêng và của Tỉnh Quảng Ninh, của cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá còn đem lại hiệu quả chƣa cao, chủ yếu về bề rộng, chƣa thực sự đi vào chiều sâu nên hiệu quả chƣa cao.

3.3.2.7. Công tác quản lý Nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Hạ Long

Triển khai cơ chế, chính sách tạo môi trường phát triển.

Trong những năm qua Thành phố Hạ Long đã triển khai thực hiện các quy định của Trung ƣơng và của tỉnh về quản lý du lịch nhƣ: Luật Du lịch năm 2005, các nghị định, nghị quyết của chính phủ và một số quy định của tỉnh Quảng Ninh về quản lý du lịch địa bàn Vịnh Hạ Long nhƣ: Nghị quyết số 08/NQ-TƢ của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy về đổi mới, phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010; Nghị quyết số 21/NQ-TƢ về đẩy mạnh phát triển ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2015; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2006-2015; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hạ Long đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định về quản lý các hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long, trong các khu du lịch; Quy chế quản lý tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)