Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 123)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Nhóm giải pháp khác

4.2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đối tượng tham gia hoạt động du lịch và cộng đồng dân cư

Kinh tế du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thành phố Hạ Long, là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách và thu nhập của ngƣời dân thành phố. Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long là yêu cầu bức thiết đối với thành phố Hạ Long. Để thực hiện tốt mục tiêu này, vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch và cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Vịnh. Theo đó cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, vai trò của các cấp chính quyền đối với sự nghiệp phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và tinh thần đổi mới của tất cả cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp phát triển du lịch Hạ Long trong thời kỳ mới, phát huy mọi năng lực sáng tạo thúc đẩy hoạt động du lịch thay đổi về chất và phát triển bền vững.

- Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng để các đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch và cộng đồng dân cƣ nhận thức rõ giá trị và vai trò của tài nguyên, môi trƣờng du lịch đối với phát triển du lịch bền vững. Thông qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với sự quản lý,

đầu tƣ phát triển du lịch.

- Cần thiết kế hệ thống biển, bảng có hình thức đẹp, nội dung hấp dẫn, độc đáo để hƣớng dẫn và nâng cao nhận thức cho khách du lịch và nhân dân thực hiện những quy định về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng Vịnh.

- Tuyên truyền thông tin về môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động du lịch nói riêng và trong các hoạt động kinh tế- xã hội của thành phố nói chung. Tuyên truyền về môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ; cần phải nâng cao nhận thức, huy động mọi nỗ lực của các cá nhân, tổ chức trong trong việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch.

Tích cực tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, các doanh nghiệp du lịch và mọi đối tƣợng du khách tham gia xây dựng môi trƣờng du lịch của thành phố văn minh, lịch sự, đảm bảo an ninh, an toàn.

4.2.4.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về phát triển du lịch

a) Về cơ chế chính sách quản lý

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đã ban hành, thực hiện mô hình quản lý dựa vào cộng đồng. Cộng đồng dân cƣ có quyền tham gia và hƣởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch. Cƣ dân địa phƣơng có tài nguyên du lịch cần đƣợc tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động du lịch và thu nhận những lợi ích từ các hoạt động du lịch mang lại. Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ cần đƣợc định hƣớng của chính quyền địa phƣơng để đảm bảo trật tự, có tổ chức của các điểm du lịch. Chính quyền thành phố cũng cần tăng cƣờng tuyên truyền về trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng đƣợc hƣởng. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tƣ cho địa phƣơng nơi có điểm du lịch sẽ giúp cho nhân dân và chính quyền địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi ích từ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại đó. Ngành du lịch

cần có sự phối hợp với toàn dân để tạo ra môi trƣờng thân thiện.

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý đối với công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch vùng, quy hoạch các khu, điểm du lịch, quy hoạch từng dự án cụ thể và đảm bảo thực hiện theo quy hoạch. Việc phát triển các công trình, dự án kinh tế khác trong các khu du lịch phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phải có ý kiến của cơ quan chuyên ngành về quản lý lĩnh vực du lịch.

+ Chú trọng tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại đánh giá, tổng hợp quản lý các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn Vịnh, làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ.

+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cán bộ quản lý du lịch các cấp, bổ sung nhân lực và các điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý về du lịch trên địa bàn Vịnh.

b) Về cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ

Để phát triển du lịch, ngoài yếu tố tiềm năng du lịch, trình độ quản lý thì hiệu quả phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn kết cấu hạ tầng du lịch. Muốn thu hút đƣợc các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch, Thành phố cần có chính sách, cơ chế huy động vốn linh hoạt, tập trung vào những nội dung sau:

+ Kết hợp tốt việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc với các nguồn vốn khác. Cần huy động tối đa các nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài. Vốn ngân sách nhà nƣớc (cả trung ƣơng và địa phƣơng) ƣu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm, vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch… Thành phố cần có các chính sách và giải pháp nhằm tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách của thành phố theo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn từ chƣơng trình hành động quốc gia về

du lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển nguồn nhân lực. Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ, có trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh.

Nguồn vốn tích lũy của doanh nghiệp và vốn đầu tƣ từ dân cƣ, cần có cơ chế khuyến khích các hình thức liên kết, liên doanh trên cơ sở Luật Đầu tƣ để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp, mua sắm các phƣơng tiện vận chuyển. Cần phải coi đây là nguồn vốn ƣu tiên cho chiến lƣợc phát triển lâu dài, nhất là vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Đối với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: coi trọng huy động vốn ODA và vốn vay các ngân hàng nƣớc ngoài. Tiếp nhận vốn phải cân nhắc thận trọng từng điều khoản để tránh bị lệ thuộc. Khi sử dụng nguồn vốn cần chú ý sử dụng hệ thống quản lý chặt chẽ của cơ quan tài chính, cơ quan kiểm toán. Khai thác nguồn vốn từ các chƣơng trình hợp tác quốc tế của Nhà nƣớc để tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động du lịch trên địa bàn Vịnh. Đối với nguồn vốn FDI, thực hiện liên doanh trong điều kiện chúng ta thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý. Quá trình liên doanh hợp tác đầu tƣ thực hiện dự án phải tính tới các yếu tố nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, khai thác tài nguyên đến mức cạn kiệt,… để tránh rủi ro.

+ Đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực then chốt. Thành phố cần chú trọng phát triển một số công trình lớn, hiện đại mang tầm quốc tế. Xây dựng danh mục các dự án và kêu gọi vốn đầu tƣ. Công bố các dự án trọng điểm cần thu hút đầu tƣ. Kết hợp đầu tƣ nâng cấp các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tƣ cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

bộ, tập trung vào hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch nhƣ hệ thống giao thông, điện, nƣớc, bƣu điện, y tế và các dịch vụ công khác. Chú ý đầu tƣ vào những điểm giàu tiềm năng, có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có thể mở rộng trong tƣơng lai.

+ Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tƣ. Thành phố cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tƣ nhƣ: đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tƣ, ƣu tiên vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng,…xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về đầu tƣ phát triển du lịch để các nhà đầu tƣ đánh giá đúng thị trƣờng hiện tại và thị trƣờng tiềm năng. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, giữa tƣ nhân với Nhà nƣớc. Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tƣ bỏ vốn xây dựng hạ tầng đến các khu du lịch, sau đó hoàn trả vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc thu đƣợc của hoạt động kinh doanh du lịch hoặc nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dƣới các hình thức khác nhau nhƣ đầu tƣ, quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích thắng cảnh, bảo tồn phục dựng các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

c) Về đổi mới phƣơng pháp quản lý

Trong nền kinh tế đang chuyển đổi, hoạt động về kinh tế cũng dần tách bạch với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, phƣơng pháp quản lý cũng cần phải liên tục đƣợc hoàn thiện và đổi mới để vừa đảm bảo thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển, vừa đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nƣớc.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt việc quản lý theo kế hoạch. Trong thời gian vừa qua, do không coi trọng việc xây dựng

các kế hoạch phát triển và thực hiện quản lý bằng các kế hoạch, hiệu lực quản lý đối với ngành du lịch chƣa đƣợc nhƣ mong muốn và đạt đƣợc nhƣ yêu cầu đặt ra. Thực hiện quản lý bằng các kế hoạch sẽ vừa thuận lợi cho công tác quản lý của Sở, vừa thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc chủ động triển khai các hoạt động kinh doanh.

Để xác định phƣơng hƣớng, chiến lƣợc và xây dựng các kế hoạch, chính xác cho hoạt động kinh doanh du lịch, trƣớc hết cần xác định rõ thị trƣờng mục tiêu và dự báo sự phát triển của thị trƣờng. Cần có sự đầu tƣ chiều sâu cho việc nghiên cứu các thị trƣờng mục tiêu. Đây chính là căn cứ ban đầu, quan trọng để xác định đúng mục tiêu cụ thể, các yêu cầu đặt ra với các kế hoạch, chƣơng trình phát triển. Bên cạnh đó việc hoạch định nói trên, cần căn cứ vào những kết quả nghiên cứu kỹ lƣỡng và khoa học về điều kiện, nguồn lực dành cho sự phát triển, khả năng huy động các nguồn lực một cách đồng bộ, tránh tình trạng lãng phí. Do tính chất tổng hợp của ngành du lịch, việc hoạch định cần tập trung trí tuệ của nhiều ngành, nhiều cấp. Cần phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình hoạch định chiến lƣợc của ngành.

Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn Vịnh trong các lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch bền vững, công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực, công tác bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng... Ngoài ra, các cơ quan chức năng của thành phố cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ngành nghề trên địa bàn trong phát triển du lịch vịnh Hạ Long.

4.2.4.3. Xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Để thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả công tác này, cần tập trung vào các biện pháp sau:

Long, xây dựng thƣơng hiệu du lịch Hạ Long- Quảng Ninh và các sản phẩm dịch vụ du lịch tƣơng xứng với vị thế, hình ảnh của di sản- kỳ quan thiên nhiên thế giới. Có chiến lƣợc lâu dài đƣa hình ảnh vịnh Hạ Long trở thành biểu tƣợng của du lịch Việt Nam.

- Xây dựng tuyên truyền, quảng bá rộng khắp, có chiều sâu, mang tính chuyên ngành thông qua các hình thức khác nhau, các kênh tuyên truyền khác nhau. Đa dạng hóa các loại hình quảng cáo, trên đài truyền hình, đài Tiếng nói hoặc các tờ rơi nhƣng đƣa thông tin phải trung thực, khách quan.

- Tập trung nghiên cứu thị trƣờng du lịch và có khảo sát, đánh giá tâm lý, thói quen và thị hiếu của khách du lịch để xây dựng sản phẩm, không gian du lịch cho phù hợp với thị trƣờng, tuyên truyền quảng bá sâu, rộng.

- Xây dựng chƣơng trình quảng cáo có hệ thống chuyên nghiệp nhƣ: lồng ghép trong các bộ phim truyền hình, trên sách, báo, panô về các danh lam, thắng cảnh, lễ hội, làng nghề… trên địa bàn vịnh Hạ Long.

- Lồng ghép các chƣơng trình triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, coi trọng quảng cáo cho thị trƣờng ngoài nƣớc. Chƣơng trình quảng cáo phải hấp dẫn trên các kênh thông tin ở nƣớc ngoài nhất là kênh truyền thông nhƣ: Mỹ, Pháp, Nga, Canada,…

- Phát huy lợi thế của đất nƣớc, sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia tổ chức các sự kiện lớn ở trong khu vực và trên thế giới nhƣ: Thi Hoa hậu Trái đất, các Hội nghị lớn, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các Fetyvan… để tạo điểm nhấn quảng bá cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của Hạ Long.

- Tăng cƣờng hoạt động xã hội hóa, đổi mới nội dung, hình thức, chất lƣợng công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, phối hợp với các cơ quan chức năng ở trung ƣơng và tỉnh, các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức quốc tế để xây dựng và tổ chức các chƣơng

trình quảng bá xúc tiến phù hợp. Hàng năm, thành phố cần có kế hoạch mời các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp lữ hành lớn, các hãng hàng không, các hãng tầu biển đến thành phố để khảo sát, đánh giá và tuyên truyền về các sản phẩm du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long.

- Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức, địa phƣơng đang hợp tác phát triển du lịch nhƣ: câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF), một số địa phƣơng của Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Nghiên cứu hình thành và tham gia các tổ chức khác nhƣ các địa phƣơng có kỳ quan thiên nhiên, kỳ quan văn hóa của thế giới.

- Thành phố cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một số thƣơng hiệu mạnh trong các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, vận chuyển trên địa bàn Vịnh và thành phố.

4.2.4.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh du lịch có tính liên ngành cao, đặc biệt trong hoạt dộng kinh doanh của ngành du lịch với các cơ quan quản lý khác. Do hoạt động kinh doanh du lịch ngoài chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)