5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về mặt kinh tế
4.2.1.1. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch du lịch
Công tác quy hoạch là một yếu tố cơ bản đầu tiên đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Không thể đầu tƣ xây dựng bất cứ khu du lịch nào nếu thiếu quy hoạch. Tỉnh và thành phố cần quản lý chặt chẽ các dự án đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh. Chỉ cho phép đầu tƣ xây dựng khi đã có quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi phát triển du lịch, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch với các chuyên gia lĩnh vực liên quan.
Trên địa bàn vịnh Hạ Long thì giải pháp này vô cùng quan trọng. Quy hoạch tổng thể vịnh Hạ Long đến năm 2020 đã đƣợc Uy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt tuy nhiên các khâu thực hiện vẫn còn rất chậm, các dự án chƣa đồng bộ và xiên suốt, đặc biệt là khu vực bãi tắm Bãi Cháy và tuyến đƣờng Hạ Long, tuyến đƣờng Hoàng Quốc Việt.
Để thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, cần phải điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long cả nội dung và các bƣớc thực hiện nhƣ:
- Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch phù hợp để có những định hƣớng phát triển sản phẩm sát với nhu cầu thực tế.
- Sớm quy hoạch chi tiết khu trọng điểm Bãi Cháy, Cảng tầu du lịch, Hệ thống cáp treo trên vịnh Hạ Long
- Quy hoạch tổng thể các nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí, số lƣợng tàu nghỉ đêm và tàu thăm quan trên Vịnh.
Khi quy hoạch tổng thể thì cần phải đi vào thiết kế, thi công theo đúng quy hoạch và coi trọng yếu tố môi trƣờng, tính tự nhiên của cảnh quan Vịnh.
4.2.1.2. Tăng cường đóng góp GDP ngành du lịch vào tổng GDP thành phố
Để phát triển du lịch bền vững thì ngoài việc có một quy hoạch tốt, có tầm nhìn rộng và chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Tỉnh và thành phố cần có những định hƣớng cho ngành du lịch trên địa bàn Vịnh để nâng tổng mức GDP của ngành du lịch trong tổng GDP toàn thành phố. Phấn đấu đến năm 2015 là 8.382 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2014 và chiếm 43% trong tổng GDP của thành phố. Năm 2020 là 25.984 tỷ đồng, tăng 210% so với năm 2015 - Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Dự kiến đóng góp GDP của ngành du lịch cho thành phố Hạ Long Chỉ tiêu ĐVT TH 2014 Dự kiến 2015 Tốc độ tăng trƣởng 2014-2015 Dự kiến 2020 Tốc độ tăng trƣởng 2015-2020 1. GDP toàn TP Tỷ đồng 17.037 19.592 15% 39.184 200% 2. GDP ngành DL Tỷ đồng 6.985 8.382 20% 25.984 210% 3. Tỷ lệ đóng góp của DL (%) 40,99 43 66
Nguồn: Tác giả điều tra dự báo
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Tỉnh và thành phố cần có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp hơn nữa. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh những chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong việc quản lý các nguồn thu. Thúc đẩy tăng trƣởng các loại hình dịch vụ nhƣ Lƣu trú, ăn uống, tham quan trên Vịnh.
4.2.1.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi. Vì vậy, làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của một điểm, một khu hoặc một trung tâm du lịch dịch vụ.
Muốn đạt đƣợc điều này trƣớc hết phải nghiên cứu thị trƣờng du lịch cả trong nƣớc và quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Những yêu cầu này thƣờng mang tính đặc thù, phụ thuộc vào tập quán, lịch sử, xã hội và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi địa phƣơng, nó còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sở thích, tín ngƣỡng, tôn giáo của mỗi đối tƣợng. Xu hƣớng này còn chịu sự tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra những ra sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, giá thành thấp, sức cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Hạ Long hiện nay còn đơn điệu, nghèo nàn, tự phát và chất lƣợng thấp, chƣa có sức hấp dẫn thu hút khách…; trong thời gian tới cần thực hiện tốt những giải pháp sau:
- Trƣớc hết, hoàn thiện và nâng cấp, đầu tƣ hợp lý các sản phẩm du lịch đang có - kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long. Tập trung bảo tồn khai thác giá trị vịnh Hạ Long thông qua các loại hình du lịch có tính hấp dẫn cao nhƣ: thăm quan hang động, tắm biển, nghỉ đêm trên vịnh…
- Tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của Hạ Long, những tiềm năng chƣa đƣợc khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả. Trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, có sức cạnh tranh với các điểm du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh, tƣơng lai trong khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới nhiều điểm vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể thao, thể dục, thẩm mỹ, leo núi,… tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng biển Hạ Long.
- Quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc (xây dựng Nhà văn hóa trung tâm đa năng) với những chƣơng trình biểu diễn độc đáo, có tính nghệ thuật cao hoặc khơi dậy những nét văn hóa truyền thống lâu đời… nhằm giới thiệu văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa và mảnh đất con ngƣời Hạ Long với khách du lịch.
- Tiến hành phân loại hệ thống di tích lịch sử văn hóa gắn với các lễ hội trên địa bàn, chọn lễ hội truyền thống của Hạ Long để phục vụ du khách, đồng thời tăng cƣờng tuyên truyên quảng bá loại sản phẩm này đến với du khách.
- Tạo điều kiện và khuyến khích việc mở các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, khuyến khích mở các gian hàng, tổ chức các hội chợ để trƣng bầy các sản phẩm của Hạ Long nhƣ: tranh thêu ren nghệ thuật, đồ mỹ nghệ, đồ mây tre đan, gốm sứ, hàng lƣu niệm,…
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa danh du lịch phụ cận nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên…để tạo những sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao qua các tuyến điểm du lịch liên vùng. Tuy nhiên, cần có cơ chế chung về giá các sản phẩm du lịch để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.
4.2.1.4.Đẩy mạnh chính sách phát triển thị trường
Xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng đa dạng, ƣu tiên phát triển thị trƣờng du lịch khách quốc tế gần nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN; từng bƣớc vƣơn tới thị trƣờng du lịch châu Âu, Bắc Mỹ và các châu lục khác; chú trọng các thị trƣờng tiềm năng và các dòng khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; đồng thời quan tâm phát triển, mở rộng thị trƣờng khách du lịch nội địa.
Thị trƣờng du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn vịnh Hạ Long không thể tách rời thị trƣờng du lịch khu vực và cả nƣớc. Do đó tăng cƣờng mở rộng phát triển thị trƣờng, một mặt thúc đẩy du lịch thành phố phát triển, mặt khác góp phần khai thác đối đa tiềm năng du lịch, phục vụ tốt hơn
các đối tƣợng du khách.
Trong thời gian tới, du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long cần đẩy mạnh liên kết hợp tác để phát triển và khai thác tiềm năng du lịch với các địa phƣơng, nhất là các địa phƣơng lân cận. Quá trình hoạch định chiến lƣợc phát triển, quy hoạch tổ chức, không gian, định hƣớng sản phẩm cho thị trƣờng du lịch.v.v, thành phố cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận.
Thành phố Hạ Long cần chủ động trong xây dựng cơ chế, chiến lƣợc hợp tác phát triển thị trƣờng du lịch quy mô vùng. Điều này đòi hỏi phải có sự điều phối, hỗ trợ và giám sát hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch, tăng cƣờng sự liên kết thị trƣờng giữa các tỉnh. Đây là tiền đề triển khai các dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng, trao đổi thông tin du lịch, phân phối lợi ích đầu tƣ, đồng thời ngăn ngừa các tác động xấu có thể gây ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng kinh doanh du lịch.
Ủy ban nhân dân thành phố cần chủ động điều phối, tổ chức để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Vinh liên kết xây dựng, phát triển các tour du lịch, nối tuyến.
Coi trọng hợp tác liên kết phát triển thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài; mở rộng tiếp cận thị trƣờng khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác thị trƣờng khách du lịch có thu nhập cao nhƣ: thị trƣờng du lịch thể thao và vui chơi giải trí, thị trƣờng du lịch sinh thái.
Hình thành mạng lƣới các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và liên tỉnh theo từng loại hình sản phẩm. Tăng cƣờng mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long với các địa phƣơng khác nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… trong việc lựa chọn các tuyến du lịch có cùng loại hình sản phẩm (nhƣ hành trình di sản; hành trình du lịch cách mạng, du lịch khám phá các tuyến hang động của thành phố,…). Từng bƣớc hình thành các công ty du lịch chuyên đề nhƣ công ty du lịch
chuyên đề văn hóa lễ hội, công ty du lịch chuyên đề du lịch xanh,…Gắn với việc quảng bá thu hút các cơ quan, trƣờng học, các đoàn thể để thu hút các thị trƣờng khách du lịch tự do thuộc các nhóm thị trƣờng trọng điểm, thị trƣờng mục tiêu.
Nghiên cứu, xây dựng chính sách về phát triển thị trƣờng du lịch. Thành phố Hạ Long cần nghiên cứu thành phần của lƣợng khách trong giai đoạn vừa qua, dự báo số lƣợng và cơ cấu khách trong giai đoạn sắp tới, có tính đến mùa vụ để kịp thời đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Tập trung phát triển những lĩnh vực du lịch mang lại lợi nhuận cao nhất; phát triển thị trƣờng đặc thù của vùng Vịnh, dựa trên lợi thế về tài nguyên và tiềm năng du lịch.
Tăng cƣờng tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tƣ và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch. Với mục tiêu này có thể thành lập Văn phòng du lịch Hạ Long ở nƣớc ngoài để phối hợp, hợp tác khai thác tốt tiềm năng của thị trƣờng du lịch nƣớc ngoài đến Hạ Long.
4.2.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển du lich bền vững, trong thời gian tới Thành phố Hạ Long cần phải tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Theo đó cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Xây dựng chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lực du lịch.
Có chính sách cụ thể về đào tạo, phát triển nhân lực du lịch nhƣ hỗ trợ học phí, các chƣơng trình học bổng đối với con em Thành phố thi đỗ vào các khoa du lịch ở các trƣờng có uy tín. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các chuyên gia, các nghệ nhân tham gia vào phát triển du lịch, hình thành đội ngũ lao động làm du lịch có tính chuyên nghiệp, cải thiện tốt môi trƣờng để thu
hút các nhà đầu tƣ du lịch trong nƣớc và quốc tế. Trƣớc mắt, thành phố cần tính đến phƣơng án lựa chọn nguồn nhân lực từ các ngành học ngoại ngữ, đầu tƣ cho học thêm về nghiệp vụ du lịch để khắc phục tình trạng yếu về ngoại ngữ của đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn Vịnh hiện nay.
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo.
UBND Thành phố cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có, qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển với từng đối tƣợng cụ thể nhƣ đối tƣợng là cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, đối tƣợng là đội ngũ quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch, nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp và các hƣớng dẫn viên tại các điểm du lịch; quần chúng nhân dân tại các khu du lịch. Với mỗi đối tƣợng cần có kế hoạch đào tạo cụ thể.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Tùy từng đối tƣợng cụ thể, các chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế khác nhau. UBND Thành phố cần phối hợp các trƣờng đại học, cao đẳng có chuyên ngành về du lịch để tổ chức các lớp chuyên môn. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch và cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, cần cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, pháp luật về du lịch, các cam kết song phƣơng và đa phƣơng liên quan đến du lịch, đầu tƣ liên quan đến du lịch, quy hoạch du lịch. Thông qua chƣơng trình đào tạo mới và đào tạo lại, từng bƣớc xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các giám đốc doanh nghiệp năng động, sáng tạo và đủ năng lực.
Đối với đội ngũ lao động du lịch, cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ ngƣời lao động, nhất là đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch. Nội dung đào tạo trƣớc hết tập trung vào những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ do thị trƣờng quyết
định, chỉ đào tạo những gì thực tế cần, gắn giữa lý thuyết và thực hành. Mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, bếp cho đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp, nhất là các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đào tạo du lịch trong nƣớc và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực: Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính. Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ và tăng cƣờng năng lực hội nhập quốc tế. Thành phố hàng năm cần dành một khoản kinh phí phù hợp từ ngân sách, kết hợp với kinh phí của doanh nghiệp, ngƣời lao động để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường
4.2.2.1. Giảm áp lực về môi trường, duy trì môi trường kinh doanh du lịch tích cực
Để giảm áp lực về môi trƣờng thì cần quản lý tốt về mức xả thải của các thiết bị công nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các tàu thuyền trên vịnh và khách du lịch. Môi trƣờng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là một mắt xích quyết định đến sự phát triển du lịch một cách bền vững hay không. Vì vậy cần phải giảm thiểu đến mức tốt nhất những áp lực cho môi trƣờng. Một số giải pháp đƣa ra nhằm giảm thiểu áp lực về môi trƣờng là:
Một là: Phân cấp địa bàn Vịnh thành các vùng du lịch dân cƣ và môi
trƣờng, trong đó có quy định về những giới hạn hoạt động công nghiệp và các tiêu chuẩn ô nhiễm.
Hai là: Áp dụng những tiêu chuẩn, giới hạn, những biện pháp thực thi
và hình thức xử phạt khắt khe hơn đối với những vi phạm về ô nhiễm nƣớc và không khí.
Ba là: Giảm bớt ô nhiễm từ tàu thuyền, các khu du lịch và dân cƣ ở cả
Việc thực hiện những giải pháp này là rất cần thiết đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, thông qua một ngành du lịch đang trên đà phát triển. Tỉnh và thành phố phải đƣa ra biện pháp bảo tồn môi