Tăng trƣởng GDP của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 52)

Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%) SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) SL (tr đ) (%) 13/12 14/13 Tổng GDP toàn TP 1.530.000 100,00 1.662.000 100,00 1.760.000 100,00 108,62 105,89 1.Thƣơng mại- dịch vụ 510.000 33,34 570.000 43,29 610.000 34,65 111,76 107,01 2.Công nghiệp - xây dựng 670.000 43,79 695.000 41,82 725.000 41,20 103,73 104,31 3.Nông nghiệp 350.000 22,87 397.000 23,88 425.000 24,15 113,42 107,05

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Hạ Long

Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tỷ trọng công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ tăng dần và chiếm tỷ trọng không

nhỏ trong GDP của thành phố. Cụ thể năm 2014 khu vực du lịch đóng góp tới 34,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 41,20%; khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong GDP (chiếm 24,15%). Đến nay, các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của thành phố nhƣ: công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển phát triển mạnh. Thành phố đã trú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế của vùng và thành phần kinh tế. Kết quả này đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh của thành phố. Trong đó ƣu tiên phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo cho thành phố Hạ Long thƣơng hiệu Thành phố du lịch, thành phố xanh.

3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Về giao thông:

Vịnh Hạ Long là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của vùng Đông Bắc, đặc biệt với hệ thống đƣờng thủy có tầm quan trọng giao thƣơng quốc tế.

Vịnh Hạ Long có hệ thống giao thông đƣờng bộ với chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, gắn liền với hệ thống giao thông trong Vùng và quốc gia. Các tuyến giao thông đƣờng bộ đến Hạ Long đã tạo thành một mạng lƣới khá hoàn chỉnh và đang đƣợc nâng cấp, một số dự án xây mới, cải tạo và nâng cấp đã hoàn thành. Hệ thống giao thông nội thị và các nút giao thông trong thành phố đã đƣợc đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu giao thông khu vực nội thị.

Về giao thông đƣờng sắt, vịnh Hạ Long có tuyến giao thông đƣờng sắt nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên tuyến đƣờng sắt quốc gia Kép – Bãi Cháy. Hiện nay tuyến đƣờng sắt đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và các tỉnh thành lân cận.

Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh sẵn sàng đón nhận các loại tầu nội địa và tầu viễn dƣơng có trọng tải lớn. Trong những năm qua thành phố đã đầu tƣ nâng cấp các hệ thống cảng để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng phục vụ các tầu du lịch loại lớn của quốc tế. Nơi đây cũng đang đƣợc quy hoạch trở thành cảng khách quốc tế trong khu vực; Cảng tầu du lịch Bãi Cháy đã đƣợc mở rộng, quy hoạch đƣợc các bến đỗ tầu du lịch, tầu cao tốc tại khu vự Bãi cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu.

Cảng tầu khách quốc tế Tuần Châu đƣợc đƣa vào hoạt động từ tháng 10 năm 2009, đây là một cảng tầu khách chất lƣợng cao, hội tụ rất nhiều những tầu hạng sang, với quy mô 150.000m2, với những hạng mục chính nhƣ: nhà ga, nhà hàng, quán Bar, vũ trƣờng, trung tâm siêu thị, khu biệt thự cao cấp hai bên bờ cảng,… Tại đây có tuyến du lịch Hạ Long đƣợc kết nối tổng thể các tiện ích dịch vụ chất lƣợng cao của khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cát Bà. Trong tƣơng lai Cảng tầu du lịch Tuần Châu sẽ đƣợc kết nối với hệ thống bến du thuyền trong khu vực, tạo sự thông thƣơng, giao lƣu kinh tế, văn hóa bằng đƣờng biển giữa các quốc gia: Hồng Kông, Singapore, Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Về thương mại:

Hệ thống các trung tâm thƣơng mại, siêu thị và chợ đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoạt động có hiệu quả, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Hạ Long. Với các chợ trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ: Hạ Long I, An Hƣng Plaza, Hồng Hà; Trung tâm thƣơng mại Quảng Ninh, siêu thị Metro, Big C, Vincom,...tiếp tục phát huy hiệu quả đã đƣa thành phố trở thành trung tâm thƣơng mại lớn nhất trong tỉnh.

Mạng lƣới thông tin liên lạc đã đƣợc nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đƣờng dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của Vinaphone, Moniphone, Viettel, FPT phủ sóng khắp thành phố và khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng nhƣ nhân dân vùng Vịnh.

Trong năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Bƣu chính viễn thông đã lắp đặt 44 trạm phát sóng Wifi trên địa bàn Hạ Long. Với mục tiêu: phục vụ nhu cầu truy cập thông tin qua Internet thuận lợi cho cả nhà đầu tƣ, khách du lịch và nhân dân trong tỉnh tại các vùng trung tâm.

Nhìn chung kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vịnh Hạ Long trong những năm qua gia tăng về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển mới, nhất là yêu cầu về phát triển du lịch của Vịnh theo hƣớng bền vững thì vẫn chƣa thực sự đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

3.1.2.4. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Cảnh quan biển đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất. Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền thuyết “Rồng hạ” là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phƣơng. Cảnh quan vịnh Hạ Long còn những giá trị điển hình sau:

 Giá trị thẩm mỹ: Thể hiện qua bố cục tổng thể của quần đảo và vẻ đẹp hình thái độc đáo, đa dạng mang tính liên tƣởng cao của nhiều hòn đảo.

 Giá trị văn hóa: thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Giá trị tâm linh, huyền thoại: Thể hiện qua hình thái bố cục đảo, kết hợp với các di chỉ khảo cổ và truyền thuyết về con rồng.

+ Giá trị về lịch sử: Thể hiện qua lịch sử hình thành hệ thống đảo và sự tồn tại của các di tích, di chỉ.

+ Giá trị về triết lý: Thể hiện qua sự cấu kết của hai yếu tố, cảnh quan cơ bản là: đá, nƣớc vừa đa dạng, phong phú vừa thống nhất vừa hài hòa nhƣ sự tồn tại và luân chuyển của hai thái cực âm – dƣơng và sự vận động ngũ hành.

 Giá trị đa dạng sinh học: Thể hiện qua sự phong phú, đa dạng của hệ sinh thái trong khu vực.

 Giá trị địa chất: thể hiện qua quá trình vận động địa chất của hệ thống đảo.  Giá trị cảm xúc tinh thần: là những cảm xúc, ấn tƣợn sâu sắc của du khách đối với vịnh Hạ Long nhƣ: vẻ đẹp hoang sơ; yên tĩnh, thơ mộng, sự huyền bí siêu nhiên; sự hung vỹ; sự đa dạng, phong phú; sự gần gũi, thân mật.

Những giá trị trên là những giá trị tinh thần đặc biệt của vịnh Hạ Long mà không nơi nào có đƣợc. Quá trình khai thác cảnh quan khu vực du lịch cần lƣu ý đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị đặc thù. (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong)

Các bãi tắm

So với những điểm lân cận nhƣ Bái Tử Long hay Trà Cổ - Vĩnh Thực thì các bãi tắm của vịnh Hạ Long có số lƣợng, quy mô và chất lƣợng rất hạn chế. Tuy nhiên với thế mạnh về vị trí là nằm trong khu vực di sản Hạ Long nên việc thu hút lƣợng khách trên các tuyến tham quan vịnh vào hoạt động tắm biển trên đảo là rất thuận lợi. Hiện tại đã có 8 bãi tắm ở Hạ Long đƣợc chính thức đƣa vào hoạt động, điển hình là: Bãi tắm Thanh Niên, bãi tắm Hoàng Gia, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Tuần Châu,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong).

Các hệ sinh thái:

Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới nhƣ: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới,… (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong)

Các hệ sinh thái không chỉ là những tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng.

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch nhân văn

Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều biến cố trên mảnh đất Hạ Long hàng trăm di tích với đủ các loại hình nhƣ khảo cổ học, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh thuộc nhiều niên đại khác nhau đã để lại cho Vịnh Hạ Long một tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú cụ thể là:

- Các di chỉ khảo cổ.

Lịch sử phát triển 250 triệu năm của Hạ Long – Cát Bà và vịnh Bái Tử Long không chỉ là minh chứng hùng hồn cho quá trình biến động của vỏ trái đất, bằng chứng về sự xâm thực của nƣớc biển ở các thời kỳ khác nhau mà còn là dấu ấn thăng trầm của ngƣời Việt cổ trƣớc nhiều thách thức nhƣ thiên tai, giặc dã.

Những di chỉ khảo cổ nhƣ: di chỉ Soi Nhụ, di chỉ Cái Bèo, di chỉ thƣơng cảng cổ Vân Đồn đã thể hiện sự tồn tại của nhiều tầng lớp văn hóa tại khu vực này, điển hình là nền văn hóa Hạ Long.

- Các truyền thuyết lịch sử.

Hạ Long là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi phát tích các truyền thuyết hào hùng nhất của dân tộc. Điển hình là truyền thuyết “Rồng hạ” nói về sự tích ra đời vịnh Hạ Long. (http://vi.wikipedia.org/viki/vinhjHaLong).

Ngoài truyền thuyết nổi bật trên, vùng ven biển Đông Bắc còn chứa đựng vô số các truyền thuyết hay khác gắn liền với các hòn đảo và hang động nhƣ: Đảo Dấu Gỗ, hang Tam Cung, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Trống,… thể hiện rất rõ nhân sinh quan, thế giới quan của con ngƣời Việt Nam.

Những truyền thuyết đặc sắc trên, nếu biết tận dụng và khai thác triệt để trong quá trình phát triển du lịch sẽ tạo ra thƣơng hiệu lớn không chỉ cho du lịch Hạ Long, du lịch Quảng Ninh mà cho cả ngành du lịch Việt Nam.

- Các di tích lịch sử, văn hóa.

Số lƣợng di tích lịch sử của Vịnh Hạ Long không nhiều, mật độ phân bổ không tập trung và rõ nét đặc trƣng điển hình. Tuy nhiên, nếu khéo léo vận dụng và phát huy thì cũng là những sản phẩm du lịch bổ trợ, hấp dẫn cho chuyến thăm quan trên bờ.

Các cụm di tích điển hình là:

+ Cụm di tích lịch sử văn hóa danh thắng núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, bao gồm các điểm di tích: Bài Thơ cổ của Lê Thánh Tông, đền thờ Trần Quốc Nghiễn, chùa Long Tiên, trạm Viba, còi báo động, hang thị đội, hang số 6, cột cờ trên đỉnh núi Bài Thơ.

Tất cả các hiện vật và địa điểm nói trên đều góp phần làm tôn vinh giá trị nhiều mặt của cụm di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng núi Bài Thơ. Nơi đây rất hấp dẫn đối với khách thập phƣơng đến du lịch tín ngƣỡng lễ hội, thăm quan.

+ Cụm di tích lịch sử danh thắng chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập: Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, đƣợc xây dựng vào thế kỷ XV (Tức thời Lê Thánh Tông), chùa Lôi Âm thuộc khu Yên Cƣ, phƣờng Đại Yên. Cụm di tích lịch sử danh thắng Chùa Lôi Âm – Hồ Yên Lập đã tạo cảnh quan thơ mộng, vốn đã nổi tiếng từ xƣa, đến nay lại càng nổi tiếng để thu hút khách đến du lịch văn hóa, tín ngƣỡng, lễ hội, cảnh quan sinh thái.

+ Cụm di tích lịch sử của xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai – đơn vị anh hùng. + Di tích lƣu niệm Bác Hồ tại đảo Tuần Châu và đảo Hòn Rồng (vịnh Hạ Long).

+ Các di tích văn hóa khác nhƣ: Nhà thờ Hòn Gai, và hàng chục các đền chùa, miếu, tƣợng đài, di tích khảo cổ phân bố trên khắp thành phố.

- Sức hút của đô thị Hạ Long.

Vịnh Hạ Long đang đứng trƣớc nhiều vận hội lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã đƣợc đầu tƣ

khá hoàn chỉnh, Hạ Long hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm thƣơng mại sầm uất nhất miền Bắc. Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn rất nhiều thị trƣờng khách lớn.

Có thể nói Hạ Long là nơi hội tụ đƣợc nhiều tài nguyên du lịch nổi trội, đặc biệt là thế mạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với các giá trị thẩm mỹ và địa chất độc đáo. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để cho thành phố Hạ Long phát triển kinh tế du lịch.

3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch Hạ Long trên quan điểm bền vững điểm bền vững

3.2.1. Nhân tố vĩ mô

a) Công tác quản lý Nhà nước

Công tác quản lý Nhà nƣớc về phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chƣa tốt, chƣa kịp thời giải quyết các khó khăn vƣớng mắc trong đầu tƣ kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trƣờng đầu tƣ còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính còn rƣờm rà làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Cơ chế, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và của thành phố Hạ Long nói riêng tuy đã đƣợc cải thiện nhiều, tích cực, song về thủ tục hành chính còn rƣờm rà, chƣa thật hợp lý, thiếu minh bạch rõ ràng nên chƣa thực sự tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Bộ máy quản lý nhà nƣớc chƣa có nhiều cải tiến theo khịp thực tế; nguồn nhân lực du lịch còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch.v.v, cũng nhƣ hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa cao.

b) Tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, dịch bệnh, thiên tai… ảnh hưởng tới phát triển du lịch

Việt Nam nói chung, của TP Hạ Long nói riêng nhƣ khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai đã ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Sự cạnh tranh giữa các trung tâm du lịch mang tính quốc tế ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hƣớng yêu cầu ngày càng cao.

c) Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và hệ thống doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển du lịch còn chưa được đầy đủ.

Công tác tham mƣu, đề xuất cũng nhƣ quá trình thực hiện chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch của các cấp, ngành và doanh nghiệp còn hạn chế. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý và ngƣời dân làm du lịch còn yếu, tính chuyên nghiệp chƣa cao. Còn hạn chế trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm cho các cấp, các ngành, doanh nghiêp và ngƣời dân về sự nghiệp phát triển du lịch của thành phố phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, giữ dìn di sản thiên nhiên, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.v.v ..

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn còn thụ động trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh và mở rộng thị trƣờng; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chƣa đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hoạt động phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và của Thành phố Hạ Long nói riêng bị tác động tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)