a. Tình hình nguồn lợi:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của nhiều loại hải sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất phong phú với khoảng 600 loài cá, 50 loài tôm, 20 loài mực và nhiều loài hải sản khác.
Bảng 14: Một số loài thủy sản có giá trị của nước ta.
Loài Vùng phân bố
1.Cá:Chuồn, Nục, Hồng, Thu, Ngừ Nam Trung Bộ 2.Tôm: Sú, Bạc, Thẻ Vũng Tàu, Rạch Giá 3.Tôm Hùm đỏ, Hùm sói,Mực Thẻ Biển Miền Trung
4.Mực ống Trung Hoa Ninh Thuận, Bình Thuận 5.Mực lá, mực ống ngắn, mực nang Vân
Hồ
Ninh Thuận, Bình Thuân, Phú Yên, Khánh Hòa.
6.Ngao dầu, ngao Vân Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre
7.Sò huyết Minh Hải, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh
Thuận, Bình Thuận
8.Sò Onti Quảng Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận
9.Ốc mỏ vịt Vùng biển Tây Nam Bộ
10.Ốc gai, ốc hương Vũng Tàu
11.Bào ngư Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa
12.Vẹm mỏ xanh Hải Phòng,Khánh Hòa,Thanh Hóa
( Nguồn: Sở thủy sản Khánh Hòa)
Biết được tình hình phân bố nguồn lợi thủy sản ở các vùng, Xí nghiệp có thể chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu thu mua.
Nguồn lợi thủy sản ven biển Miền Trung được đánh giá như sau:
Nguồn lợi mực: theo thống kê có khoảng 20 loài mực có giá trị xuất khẩu, trong đó mực nang và mực ống có giá trị kinh tế cao, mực ống, mực thẻ, mực lá là những loại có sản lượng cao. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 2700 đến 3000 tấn
Nguồn lợi tôm: có 50 loài thuộc 6 họ tôm là tôm thẻ, tôm rồng, tôm vỏ, tôm gai.
Nguồn lợi cá biển: có ít nhất 600 loài có giá trị cao, khoảng 30 đến 40 loài có khả năng khai thác khoảng 224.000 tấn /năm, tập trun g ở độ sâu 50 đến 100 m n ước.
Khánh Hòa có 655 km bờ biển và đường bờ ven đảo, 2.658 km2 đất ngập mặn, với tổng diện tích khai thác có hiệu quả là 2 triệu ha.
Biển Khánh Hòa có nhiều vịnh kín gió như: Nha Phu, Văn Phong, Đại Lãnh, Cam Ranh. Thủy triều với các dòng hải lưu hoạt động quanh năm và thay đổi theo
- 64 -
mùa tạo nên những dòng nước hội tụ phân kỳ. Ở những nơi này tạo thành nguồn thức ăn cho các đàn cá tập trung với mật độ lớn.
Nguồn lợi thủy sản theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu biển Nha Trang và phục vụ nguồn lợi khai thác thuộc bộ thủy sản thì trữ lượng khoảng 92.000 tấn đến 100.000 tấn/năm. Chính vì vậy, hiện nay ngành khai thác thủy sản của Khánh Hòa rất phát triển.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển một cách có hiệu quả. Diện tích mặt nước của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành chế biến thủy sản nói chung và Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa nói riêng.
Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách có hiệu quả. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn hơn 21.000 ha. Hiện nay nuôi trồng chủ yếu là các loại tôm: tôm hùm, tôm giống, tôm thịt. Đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho ngành chế biến.
b. Nguồn nuôi trồng thủy sản:
Ngoài nguồn nguyên liệu tự nhiên thì một nguồn nguyên liệu đáng kể được cung cấp từ nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1989 trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng. Đây là một hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo nguồn lợi, giải quyết nhu cầu thực phẩm cho con người và cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến.
Trước tình hình nguồn thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, đánh bắt xa bờ đầu tư lớn, chi phí cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, những năm gần đây ngành thủy sản Khánh Hòa đã chuyển mạnh hướng đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Xu hướng hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất vẫn là nuôi tôm, diện tích sử dụng mặt nước lợ ngày càng gia tăng.
Khánh Hòa có đường bờ biển dài, thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, người dân Khánh Hòa quen với nghề biển, do vậy mà diện tích nuôi các loại thủy sản nước ngọt chưa được quan tâm mở rộng.
c. Năng lực tàu thuyền.
Năng lực tàu thuyền khai thác thuỷ sản của tỉnh Khánh Hoà tăng lên đáng kể và theo hướng phát triển nhanh về thuyền máy có công suất lớn và giảm dần số
lượng tàu thuyền có công suất nhỏ. Trong những năm gần đây, tàu thuyền có công suất trên 90 CV phát triển nhanh và trở nên phổ biến. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh đối với hoạt động đánh bắt xa bờ. Do đó, trong ngư dân đã hình thành tư tưởng và mạnh dạn đóng mới tàu thuyền có công suất lớn từ 45 CV trở lên. Năng lực tàu thuyền của tỉnh được thể hiện ở bảng 15:
Bảng 15: Năng lực tàu thuyền tỉnh Khánh Hòa, năm 2002-2006
(Nguồn: Sở thuỷ sản Khánh Hoà)
Qua bảng đánh giá năng lực tàu thuyền, ta thấy số lượng tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hoà tăng hàng năm, chủ yếu là số lượng thuyền máy. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,8% (từ năm 2002 đến 2006). Riêng trong năm 2005, tổng số lượng tàu thuyền tăng lên đáng kể, đạt tốc độ tăng cao nhất trong vòng 5 năm (8,6%). Điều này có thể giải thích do trong năm 2005, nhờ chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản của tỉnh, một số chủ trang trại nuôi tôm sú gặp phải khó khăn về dịch bệnh đã chuyển sang đóng mới tàu tham gia khai thác hải sản, mà chủ yếu là khai thác tôm hùm con và một số loài cá nhỏ phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng.
Tàu thuyền thủ công không tăng, trong năm 2005, một lượng lớn tàu thủ công chuyển sang gắn máy dưới 20 CV. Đội tàu này chia làm 2 nhóm, một nhóm chủ yếu thực hiện dịch vụ hậu cần nghề cá như chở đá cây, vận chuyển cá và ngư dân ra vào cảng tại khu vực thành phố Nha Trang, nhóm khác tại các huyện Vạn Ninh, Cam Ranh, Ninh Hòa tham gia khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ với ngư cụ rất thô sơ.
Tàu thuyền của tỉnh ngày càng được đầu tư đóng mới nhằm phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ, tạo nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho xuất khẩu thuỷ sản và hơn nữa là giữ được lượng tàu thuyền khai thác ở vùng gần bờ không tăng cao nhờ vậy mà áp lực đối với nguồn lợi gần bờ cũng giảm đáng kể. Với số
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Tổng số thuyền chiếc 4.901 4.944 4.995 5.424 5.524 2.Số lượng thuyền
máy
chiếc 3.401 3.444 3.495 5.417 5.517 3.Tổng công suất CV 123.900 132.602 127.260 216.775 224.775
- 66 -
lượng tàu thuyền và công suất như trên Khánh Hòa đã hình thành đội tàu khai thác xa bờ hàng trăm chiếc, chủ yếu làm nghề cản khơi và nghề câu cá ngừ đại dương với công suất tàu bình quân lần lượt là 85,6 CV/tàu và 77,0 CV/tàu năm 2005. Nghề câu cá ngừ đại dương đang phát triển rất mạnh bởi nhu cầu tiêu dùng rất lớn của người dân Nhật Bản, Mỹ…
Bảng 16: Phân loại năng lực tàu thuyền theo công suất tại tỉnh Khánh Hòa, năm 2004-2006
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nhóm công suất Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Dưới 20 CV 1.225 35,5 2.684 49,5 2.684 48,7 Từ 21-45 CV 1.292 37,4 1.578 29,1 1.578 28,6 Từ 46-89 CV 673 19,5 786 14,5 786 14,2 Từ 90-149 CV 236 5,6 312 5,8 412 7,5 Từ 150-399 CV 69 2,0 54 1,0 54 0,9 Trên 400 CV - - 3 0,1 3 0,1 Tổng số 3.495 100,0 5.417 100,0 5.517 100,0
(Nguồn: Sở thuỷ sản Khánh Hoà)
Qua phân loại tàu thuyền theo công suất, ta thấy số lượng tàu thuyền có công suất lớn vẫn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số lượng tàu thuyền toàn tỉnh, đến năm 2006 số lượng tàu trên 90CV là 469 chiếc, chiếm tỷ lệ 8,5%, thấp hơn rất nhiều so với đội tàu tại Bến Tre và Cà Mau (tàu trên 90 CV tại Bến Tre năm 2004 là 674 chiếc chiếm 39,0 %, tại Cà Mau năm 2002 là 1.050 chiếc với tỷ lệ 23,2%) (Viện
Kinh tế & Quy hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2005). Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ tăng không đáng kể qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ quá lớn trong tổng số tàu thuyền. Trong năm 2005, lượng tàu gắn máy dưới 20 CV tăng lên rất cao, nhưng đây không phải là tàu đóng mới mà chủ yếu cải hoán từ tàu thủ công sang tàu có máy dưới 20 CV.