2 nhóm tham gia đều được tính điểm để so sánh khi hoạt động kết thúc,

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiếng việt lớp 4 (Trang 48 - 53)

giáo viên sẽ chọn nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc

* Lưu ý: khi đoán tên bài cả hai nhóm đều không được mở SGK, nhóm 2 có

thể lấy nội dung của bài tập đọc mà nhóm 1 đọc nhưng cần chọn đoạn văn khác trong bài, đoạn văn nên ngắn gọn không quá dài.

Đọc đọc văn Đoán tên bài

Nhóm 1:

Chị nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Nhóm 2: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Nhóm 2: Hồng ơi!

Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mẫi mãi.

Nhóm 1:

Thư thăm bạn

Nhóm 1:

Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Nhóm 2:

Người ăn xin

Nhóm 2:

Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham trí chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá do bện nhiều công việc nên không mấy khi đến thăm Tô Hiến Thành được.

Nhóm 1:

Một người chính trực

Nhóm 1:

Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà không nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:

Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Nhóm 2:

Những hạt thóc giống

2.5.2. Chuyên đề học tập trải nghiệm ngoài giờ

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: THI ĐIỀN THƠ - GHÉP CHỮ I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

Làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi tìm tiếng điền được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép thành một cụm từ có ý nghĩa (từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ);

II. Chuẩn bị:

- Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi):

         

- Ghi vào một tờ giấy to (hoặc bảng đen) những câu ca dao có chỗ trống, theo thứ tự như sau:

(1) Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm... (2) Làng ta phong cảnh hữu tình

...cư giang khúc như hình con long. (3) Nhơ ai dãi năng dầm ...

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (4) Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp... đầu khen ngon. (5) Ngó lên ruột ... mái nhà

Bao nhiêu ruột lại nhớ ông bà bấy nhiêu. (6) Chim ... ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. (7) Cơm người khổ lắm mẹ ơi!

Chả như cơm mẹ vừa ...vừa ăn. (8) ... cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

11 12 12

(9) Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

...cày , vợ cấy, con trâu đi bừa (10) Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ... (11) Ai ơi bưng bát ... đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (12) Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha... trăm đường con hư

* Chú ý: Bảng chép những câu ca dao trên cần được che lại cho đến khi bắt đầu cuộc chơi mới mở ra.

- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài.

- Khuyến khích sử dụng cộng nghệ thông tin (máy chiểu) để thiết kế hoạt động cho thêm phong phú và hấp dẫn hơn.

III. Cách tiến hành:

- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi một bảng ô chữ.

- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" và mở bảng ghi các câu ca dao để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu sâu: Tìm chữ còn thiếu (chỗ trống ở từng câu ca dao) để ghi vào các ô trong bảng ô chữ - mỗi ô chỉ ghi 1 chữ cái.

- Sau 10 phút (hoặc 15 phút), tất cả đều phải nộp lại bảng ô chữ đã điền. - Đối chiếu bảng ô chữ của từng người với phần "giải đáp" để đánh giá điểm số: Điền đúng mỗi chữ (theo thứ tự các ô chữ trong bảng, từ 1 đến 12), được 1 điểm. Ai điền đúng toàn bộ 12 chữ, được 12 điểm và là người thắng cuộc hoặc đạt giải Nhất (có thể có nhiều giải Nhất nếu nhiều người đạt kết quả đúng toàn bộ).

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: EM YÊU TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

- Rèn cho HS nói và viết đúng các âm đầu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương.

- Rèn tư duy nhanh nhẹn, logic.

- Giáo dục lòng yêu Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Nội dung:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 4A. - Địa điểm: Lớp học

- Thời gian: 60 phút.

- Hoạt động 1: chào hỏi - Hoạt động 2: Thi kiến thức - Hoạt động 3: Bế mạc * Dự kiến phương tiện: - 2 tờ giấy A0, bút dạ - Bảng lớp

- Phần thưởng (hoa, vở, bút, thước…)

III. Tiến hành:

1. Phần thứ nhất: Màn chào hỏi

- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử đội trưởng, thư ký. Đội chọn và đặt tên cho đội của mình.

- Đội cử 2 bạn làm ban giáo khảo

- Đội giới thiệu về đội mình (màn chào hỏi). Điểm cho phần này là 10.

2. Phần thứ 2: Thi kiến thức 2.1. Đọc đúng, đọc hay: 2.1. Đọc đúng, đọc hay:

Các đội cử lần lượt cử 4 bạn lên bốc và đọc đúng, hay, một khổ thơ, một đoạn văn chứa nhiều âm đầu dễ lẫn như: tr/ch, l/n, r/d/gi (một bài bất kì trong chương trình tiếng việt lớp 4). Phần này điểm tối đa cho một lượt đọc là 10.

2.2. Điền đúng phụ âm dễ lẫn:

Giáo viên đưa ra khoảng 8-10 từ còn thiếu 1,2 phụ âm đầu. Học sinh từng

đội nối tiếp chạy lên điền (1 từ đúng được 2 điểm). Thời gian cho phần này là 3 phút.

2.3. Tài năng:

Mỗi đội cử một bạn thể hiện tài năng bằng việc đọc thơ hoặc hát, làm thơ, kể chuyện về những bài có nhiều âm đầu dễ lẫn (lưu ý phát âm đúng). Phần này tối đa là 10 điểm

Nếu còn thời gian GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi mở rộng có liên quan đến các âm đầu và chủ điểm đã học.

3. Phần thứ ba: Bế mạc

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: CHÚNG EM LÀM BIÊN TẬP VIÊN I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

- Luyện tập kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác.

- Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai quy tắc trong nói - viết Tiếng Việt

II. Nội dung:

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiếng việt lớp 4 (Trang 48 - 53)