Đối tượng tham gia:

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiếng việt lớp 4 (Trang 65 - 69)

- Lãnh đạo nhà trường; giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; TPT Đội.

IV. Kinh phí:

- Học sinh: đóng góp theo giá Tour từ 200.000đ – 300.000/1hs.

- Đối với Cán bộ GV: Nhà trường hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn quy định.

* Kinh phí chi bao gồm:

- Tiền xe chất lượng cao đi và về, nước uống, thuốc thông thường, chơi một số trò chơi trong vé khu du lịch, vé vào cổng tham quan các khu di tích, hướng dẫn viên…

V. Lịch trình cho chuyến đi:

- 05h50’ sáng tập trung lên xe tại trường Tiểu học Hà Thạch - 16h00’ tập trung lên xe về lại trường THCS Tiểu học Thạch - 18h:00 chia tay tại trường, kết thúc chuyến tham quan. VI. Tổ chức thực hiện :

1. Thành lập Ban chỉ đạo:

- Ông: … – Hiệu trưởng - Trưởng ban.

- Ông: … – Hội trưởng hội phụ huynh - Phó ban. - Bà: … – T.P.T Đội – Phó ban

- Các thành viên: GVCN các lớp.

2. Công tác chuẩn bị:

- Nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức tham quan dã ngoại ngoài tỉnh đến từng Phụ huynh và học sinh từ đầu tháng 2/2019.

- Phụ huynh và học sinh nghiên cứu kế hoạch và đăng ký bằng đơn trước khi chốt danh sách 7 ngày.

- Liên hệ nhà xe; làm việc với các khu di tích và tham quan về nội dung chuyến dã ngoại, hoàn thiện các thủ tục cho chuyến đi trước 1 tuần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên đây là một số hoạt động trải nghiệm được thiết kế lồng ghép trong giờ học Tiếng Việt và một số hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học Tiếng Việt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 4. Đồng thời khơi gợi sự say mê, hứng thú và yêu thích học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4.

Mặc dù hoạt động trải nghiệm rất phong phú nhưng trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt, GV cần lưu ý đảm bảo các nguyên tắc, quy trình thiết kế và yêu cầu cần đạt nhất định ở mỗi hoạt động.

Giáo viên cần không ngừng tìm tòi, học hỏi để thiết kế được những hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tiếng việt thật phong phú, hấp dẫn và thu hút học sinh vào giờ học của mình. Đồng thời đảm bảo truyền tải đủ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định.

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm có những hoạt động cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục khác nhau như: Ban giám hiệu nhà trường, Phụ huynh, cán bộ nhân viên nhà trường,… để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Đánh giá học sinh sau mỗi hoạt động trải nghiệm vừa giúp GV biết được thông qua quá trình trải nghiệm học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa, đang ở mức độ nào vừa giúp đem lại cho giáo viên những thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động tổ chức, hướng dẫn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo phát huy những ưu điểm của hoạt động trải nghiệm cần có các biện pháp phù hợp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của hệ

thống những hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế.

3.2. Địa điểm thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Hà Thạch - thị xã Phú Thọ -

tỉnh Phú Thọ.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thử nghiệm gồm 3 tiết: (phụ lục)

- Hoạt động trải nghiệm trong giờ học Tiếng Việt:

1. Tiết 63: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, Tiếng Việt 4, (tập 2).

2. Tiết 6: Chính tả: Người viết truyện thật thà, lớp 4, (tập 1).

- Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học Tiếng Việt: LỄ HỘI QUÊ EM.

3.4. Phương pháp tổ chức thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn ở trường Tiểu học Hà Thạch

một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Trình độ học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau. Hai giáo viên dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng có trình độ nghiệp vụ tương đương nhau. Phương pháp giảng dạy ở hai lớp này cơ bản như nhau, chỉ khác là ở lớp thực nghiệm có sử dụng một số hoạt động trải nghiệm đã thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm đó theo quy định đã đề ra ở chương 2, còn lớp đối chứng thì không sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tiếng Việt.

Kết quả thực hiện các tiết học được đánh giá qua một bài kiểm tra khảo sát, đồng thời qua quan sát lớp học khi dự giờ và thông qua việc trò chuyện với giáo viên và học sinh sau giờ học.

3.5. Tổ chức thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn:

- Chuẩn bị thực nghiệm - Triển khai thực nghiệm

- Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Tiến hành chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi đã dựa vào kết quả đánh giá cuối học kỳ I của học sinh lớp 4A, 4B của trường Tiểu học Hà Thạch – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ để chọn, cụ thể:

Thực nghiệm Đối chứng

Lớp 4A Số học sinh 35 Lớp 4B Số học sinh 35

Lớp thực nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về số lượng cũng như trình độ.

Bảng 7: Mức độ nhận thức trước thực nghiệm ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Mức độ

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiếng việt lớp 4 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)