Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 31 - 33)

1.4. Quy trình xâydựng chiến lƣợc kinh doanh

1.4.3. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Các yếu tố môi trƣờng bên trong chính là các yếu tố chủ quan, có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố tác động tích cực chính là điểm mạnh của doanh nghiệp, nhƣ: đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp; dây chuyền sản xuất kinh doanh hiện đại; nguồn lực tài chính dồi dào; thƣơng hiệu mạnh, nổi tiếng... Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là điểm yếu của doanh nghiệp, nhƣ: dây chuyền sản xuất lạc hậu, cũ kỹ; nhân lực trình độ kém; nguồn lực tài chính eo hẹp... Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong chính là phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Để phân tích điểm mạnh, chúng ta tập hợp những yếu tố là ƣu thế của doanh nghiệp, phân tích, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp của từng yếu tố đó, đồng thời chỉ ra yếu tố nào đem đến lợi thế lớn nhất cho doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa, yếu tố nào cần tận dụng tiếp theo.

Để phân tích điểm yếu, chúng ta cần tập hợp tất cả các yếu tố là nhƣợc điểm của doanh nghiệp, phân tích, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ tác động xấu đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp của từng yếu tố đó, đồng thời

chỉ ra yếu tố nào có tác động xấu nhất cho doanh nghiệp cần phải quan tâm khắc phục ngay, yếu tố nào cần khắc phục tiếp theo.

Các yếu tố môi trƣờng bên trong bao gồm:

- Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực: con ngƣời cung cấp dữ liệu đầu

vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trƣờng, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiến lƣợc của doanh nghiệp. Do đó nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

- Yếu tố R&D: một doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hay tụt

hậu so với các doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực nhƣ phát triển sản phẩm mới, chất lƣợng sản phẩm… là do chất lƣợng của các nỗ lực nghiên cứu và triển khai quyết định. Trình độ, kinh nghiệm, năng lực khoa học và việc theo dõi thƣờng xuyên các điều kiện môi trƣờng ngoại lai là cơ sở cho công tác nghiên cứu phát triển tốt.

- Yếu tố sản xuất: đây là một trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp;

nó có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến khả năng đạt đến sự thành công của doanh nghiệp. Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thƣờng tập trung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất nhƣ quy mô, cơ cấu, trình độ kỹ thuật sản xuất, hình thức tổ chức quá trình sản xuất,… Các nhân tố này tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng nhƣ thời hạn sản xuất và đáp ứng cầu về sản phẩm dịch vụ. Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Yếu tố năng lực tài chính: tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả

và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm: phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận này cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác các thông tin rộng rãi qua hệ thống kế toán.

- Yếu tố marketing: chức năng của bộ phận này đặt trọng tâm vào việc tạo ra

của khách hàng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, đảm bảo đƣợc cung cấp sản phẩm ổn định với chất lƣợng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt đƣợc lợi nhuận cao trong dài hạn.

- Nề nếp của doanh nghiệp: nề nếp của một doanh nghiệp có thể là nhƣợc

điểm gây cản trở hoặc là ƣu điểm thúc đẩy việc hoạch định và thực hiện chiến lƣợc. Nề nếp của doanh nghiệp là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí của doanh nghiệp khi liên kết với nhau tạo thành phƣơng thức mà mỗi thành viên hoàn thành công việc ở đó. Đối với mỗi doanh nghiệp, điều hết sức quan trọng là phải xây dựng đƣợc một nề nếp tốt khuyến khích các nhân viên tiếp thu đƣợc các chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực nhằm đạt đƣợc các mục đích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 31 - 33)