Xâydựng các phương án chiến lược, đánh giá, lựa chọn chiến lược tố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 35 - 37)

1.4. Quy trình xâydựng chiến lƣợc kinh doanh

1.4.6. Xâydựng các phương án chiến lược, đánh giá, lựa chọn chiến lược tố

Sau khi phân tích môi trƣờng bên ngoài và bên trong, cần phải đƣa ra một số chiến lƣợc thay thế nhau dựa trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ hội và đe dọa của môi trƣờng bên ngoài (hay còn gọi là phân tích SWOT). Xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc dựa trên phân tích SWOT:

- Các chiến lược SO: thu đƣợc do kết hợp các mặt mạnh chủ yếu bên trong

với các cơ hội bên ngoài, quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng đƣợc các mặt mạnh để khai thác các cơ hội.

- Các chiến lược ST: thu đƣợc do kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ chủ

yếu, cần phải sử dụng các mặt mạnh để né tránh hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe dọa bên ngoài.

- Các chiến lược WO: là kết hợp giữa các mặt yếu với các cơ hội, có thể cải

thiện các điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng các cơ hội bên ngoài. Đôi khi cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhƣng doanh nghiệp có các điểm yếu bên trong ngăn cản khai thác các cơ hội này.

- Các chiến lược WT: là kết hợp các mặt yếu và nguy cơ, cần phải cố gắng

làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài bằng cách sử dụng những biện pháp phòng thủ hoặc giảm bớt hoạt động.

Cách phối hợp các yếu tố chủ yếu của môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc xây dựng ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và thƣờng sẽ không có sự kết hợp tốt nhất. Có thể đƣa ra những chiến lƣợc phối hợp một cách tổng thể cả các mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy

cơ làm cho doanh nghiệp có thể phát huy đƣợc mặt mạnh, tận dụng đƣợc các cơ hội vừa có thể khắc phục đƣợc điểm yếu và hạn chế tối đa các nguy cơ.

Sau khi xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc, công ty cần đánh giá từng phƣơng án chiến lƣợc dựa trên bảng tiêu chí GREAT để lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.2: Ma trận định lƣợng với các tiêu chí GREAT Tiêu Tiêu

chí

Trọng số

Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2 Chiến lƣợc... Chiến lƣợc n Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

1 2 3 4=2*3 5 6=2*5 ... ... i j=2*i Lợi ích G Rủi ro A Chi phí E Khả thi A Thời gian T Tổng 1,00 XX XX XX XX

Nguồn: Strategy, McGraw Hill Company, 2007

- Bƣớc 1: Nhận biết các tiêu chí chính cần phân tích trong mô hình GREAT, trong đó: G (Gain): các lợi ích thu đƣợc; R (Risk): rủi ro; E (Expense): chi phí; A (Achievability): khả thi; T (Time): thời gian cho phép để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra (cột 1)

- Bƣớc 2: Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến các chiến lƣợc tổng thể, ta sử dụng hệ số tác động chỉ mức độ quan trọng và sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến các chiến lƣợc, hệ số này đƣợc tính bằng cách cho điểm từ 0 đến 1 và tổng các hệ số luôn bằng 1 (cột 2)

- Bƣớc 3: Tiến hành đánh giá, cho điểm từng yếu tố phân tích cho từng chiến lƣợc, điểm đánh giá đƣợc tính bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, thấp nhất là 1, cao nhất là 5 (ứng với các mức độ: yếu, trung bình, trung bình khá, khá, tốt). Điểm đánh giá này cho biết ứng với mỗi yếu tố phân tích thì chiến lƣợc đặt ra có khả năng đạt đƣợc ở mức độ nào (cột 3)

- Bƣớc 4: Tiến hành quy đổi các hệ số là kết quả của tích 2 số (cột 2 và cột 3) của từng chiến lƣợc, tiếp theo cộng dồn các kết quả đó lại để có kết quả cuối cùng là tổng các tích trên. Khoanh tròn từ 1 đến 3 con số có tổng số từ cao nhất đến thấp kế tiếp để lựa chọn những chiến lƣợc công ty cần tập trung xây dựng và thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại HCA đến năm 2020 (Trang 35 - 37)