Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.2: Ma trận định lƣợng với các tiêu chí GREAT Tiêu Tiêu
chí
Trọng số
Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2 Chiến lƣợc... Chiến lƣợc n Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm
1 2 3 4=2*3 5 6=2*5 ... ... i j=2*i Lợi ích G Rủi ro A Chi phí E Khả thi A Thời gian T Tổng 1,00 XX XX XX XX
Nguồn: Strategy, McGraw Hill Company, 2007
- Bƣớc 1: Nhận biết các tiêu chí chính cần phân tích trong mô hình GREAT, trong đó: G (Gain): các lợi ích thu đƣợc; R (Risk): rủi ro; E (Expense): chi phí; A (Achievability): khả thi; T (Time): thời gian cho phép để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra (cột 1)
- Bƣớc 2: Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến các chiến lƣợc tổng thể, ta sử dụng hệ số tác động chỉ mức độ quan trọng và sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến các chiến lƣợc, hệ số này đƣợc tính bằng cách cho điểm từ 0 đến 1 và tổng các hệ số luôn bằng 1 (cột 2)
- Bƣớc 3: Tiến hành đánh giá, cho điểm từng yếu tố phân tích cho từng chiến lƣợc, điểm đánh giá đƣợc tính bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, thấp nhất là 1, cao nhất là 5 (ứng với các mức độ: yếu, trung bình, trung bình khá, khá, tốt). Điểm đánh giá này cho biết ứng với mỗi yếu tố phân tích thì chiến lƣợc đặt ra có khả năng đạt đƣợc ở mức độ nào (cột 3)
- Bƣớc 4: Tiến hành quy đổi các hệ số là kết quả của tích 2 số (cột 2 và cột 3) của từng chiến lƣợc, tiếp theo cộng dồn các kết quả đó lại để có kết quả cuối cùng là tổng các tích trên. Khoanh tròn từ 1 đến 3 con số có tổng số từ cao nhất đến thấp kế tiếp để lựa chọn những chiến lƣợc công ty cần tập trung xây dựng và thực hiện.
1.4.7. Giải pháp để thực hiện chiến lược
Sau khi đã lựa chọn đƣợc chiến lƣợc, bƣớc tiếp theo cần phải sắp xếp và bố trí các nguồn lực của công ty để thực hiện thành công chiến lƣợc đã lựa chọn, nhƣ:
- Sắp xếp cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp - Phân bổ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực - Phân bổ nguồn lực tài chính
- Xây dựng mô hình quản lý khoa học và hiệu quả
Các chƣơng trình chiến lƣợc là những chƣơng trình lớn nhằm trả lời câu hỏi “Làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc?” Muốn có các chƣơng trình mang lại hiệu quả cao phải lựa chọn các phƣơng án, kết hợp một cách tối ƣu các nguồn lực với những tính toán chính xác về không gian và thời gian.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƢ VẤN XÂY
DỰNG VÀ THƢƠNG MẠI HCA
2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA
2.1.1. Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TƢ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƢƠNG MẠI HCA
Tên giao dịch: HCA CONSULTANT CONSTRUCTION AND TRADING COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt: HCA CO., LTD Vốn điều lệ: 2.900.000.000 VND
Trụ sở chính của công ty: Xóm Trúc Sơn – Xã Toàn Sơn – Huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2600504965 ngày 12 tháng 03 năm 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa Bình. Cấp lại lần 2 ngày 12 tháng 10 năm 2011.
Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn thiết kế xây dựng cơ bản. Công ty đƣợc thành lập dựa trên nền tảng về nhân sự đó là: kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng, kỹ sƣ cầu đƣờng, kỹ sƣ địa chất công trình, cử nhân kinh tế... Mặc dù còn rất trẻ nhƣng những cán bộ của công ty đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình (thi công, khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tƣ, tƣ vấn giám sát...) Bằng những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bƣớc nâng cao và khẳng định chất lƣợng dịch vụ và uy tín đối với khách hàng trong lĩnh vực tƣ vấn thiết kế xây dựng.
Lĩnh vực hoạt động:
- Thiết kế quy hoạch khu đô thị và nông thôn; quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ;
- Thiết kế các công trình đƣờng ô tô;
- Thiết kế kết cấu, thiết kế kiến trúc, nội thất, ngoại thất, đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, môi sinh, môi trƣờng;
- Kiểm định công trình xây dựng; lập dự án đầu tƣ xây dựng các công trình;
- Tƣ vấn đấu thầu, chọn thầu và hợp đồng kinh tế (không bao gồm tƣ vấn pháp luật);
- Thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán các công trình xây dựng;
- Hoạt động thƣơng mại: kinh doanh bất động sản
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG THI CÔNG PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT DỰ THẦU PHÒNG THIẾT KẾ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức cho thấy công ty đƣợc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Trong công ty, Giám đốc là ngƣời lãnh đạo cao nhất và nắm quyền ra quyết định cuối cùng về tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc và tham mƣu cho Giám đốc gồm có 1 Phó Giám đốc và các phòng chức năng. Các phòng chức năng chịu trách nhiệm tham mƣu cho hệ thống trực tuyến. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi đƣợc Giám đốc thông qua mới biến thành mệnh lệnh và đƣợc truyền đạt từ trên xuống dƣới theo tuyến đã quy định. Do bộ máy gọn nhẹ, các phòng ban đƣợc phân rõ quyền hạn và chức năng nên quản lý theo mô hình này là hợp lý nhất.
Chức năng của các phòng ban cụ thể nhƣ sau:
- Phòng Thiết kế: đƣa ra các ý tƣởng thiết kế, các phƣơng án kỹ thuật, làm
việc với khách hàng để chỉnh sửa hoặc thay đổi các yêu cầu về thiết kế, thực hiện định mức nguyên liệu, phụ liệu thiết kế để dự toán, quản lý thiết kế trong thời gian thi công...
- Phòng Thi công: tiến hành thi công các công trình đƣợc giao đúng tiến độ,
chất lƣợng thi công, đúng thiết kế...Trực tiếp tham gia thi công là các đội thi công, chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp từ Ban giám đốc.
- Phòng Kế hoạch kỹ thuật dự thầu: là đơn vị tham mƣu cho Ban giám đốc
trong công tác kế hoạch, công tác thẩm định thiết kế - dự án, công tác dự thầu, đấu thầu, lập hồ sơ dự toán, quản lý kỹ thuật thi công, công tác giám sát, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình...
- Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bố trí lao động. Thực hiện khen thƣởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên hàng năm. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
- Phòng Tài chính kế toán: bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của đơn vị, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp số liệu kịp thời, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban Giám đốc, phát hiện những sai sót và sơ hở trong quản lý, chống tình trạng buôn lỏng quản lý dẫn đến thua lỗ và vi phạm pháp luật, tổng hợp
quyết toán tài chính, hƣớng dẫn công tác hạch toán, quyết toán tài chính, thực hiện công tác báo cáo thống kê và kiểm kê định kỳ, lập báo cáo theo quy định, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh lên Ban Giám đốc.
- Phòng Kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp
thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần…
2.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA và Thƣơng mại HCA
2.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trƣờng vĩ mô luôn có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA cũng không ngoại lệ.
2.2.1.1. Môi trường thể chế - luật pháp
Sự phát triển nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đặt ngoài mối quan hệ với nền chính trị của nƣớc đó. Nói đúng hơn chính trị là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của một nƣớc. Vì vậy thành quả kinh tế mà chúng ta đạt đƣợc trong thời gian qua không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của nền chính trị Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, chính sự ổn định của nền chính trị đã tạo ra thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các thể chế tín dụng liên quan đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ: trong hoàn cảnh suy giảm kinh tế, Chính phủ cũng có nhiều giải pháp
để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh nhƣ:
- Giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn: Ngân hàng Nhà nƣớc phải tạo điều kiện tăng cƣờng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ: xem xét giảm dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành, không phạt do quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm.
Tuy nhiên, để những giải pháp nêu trên có hiệu quả thì cần phải có sự đồng hành thực sự của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Hành động cứng nhắc của các ngân hàng sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.
Xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế: Việt Nam gia nhập các tổ chức
quốc tế nhƣ WTO, APEC...đem lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong nƣớc nhƣ: tạo ra áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp có những thay đổi mang tính chiến lƣợc nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trƣờng nội địa; tạo ra áp lực để các cơ quan hành chính minh bạch hóa thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; tạo ra cơ hội hợp tác với các tập đoàn lớn trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về việc làm. Các doanh nghiệp xây dựng nội địa gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những lao động có kỹ năng, có trí tuệ và những lao động quản lý. Với chính sách tiền lƣơng nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc rất khó thu hút, giữ chân những cán bộ trẻ, có năng lực. Đặc biệt khi các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào cùng lĩnh vực tăng lên thì khả năng mất các cán bộ giỏi là rất cao.
Chính sách phát triển kinh tế: chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đã
tạo tiềm năng phát triển rất lớn cho ngành xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020: - UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2020 và đồ án quy hoạch Vùng tỉnh đến năm 2020, trong đó có các định hƣớng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: xây dựng, nâng cấp các tuyến đƣờng quan trọng nhƣ: tuyến Hòa Bình – Thanh Sơn nối Quốc lộ 6 với Quốc lộ 32 (Phú Thọ) dài 14km, tuyến đƣờng tỉnh 433 là tuyến đi từ thành phố Hòa Bình qua huyện Đà Bắc dài 90km; xây dựng, nâng cấp một số tuyến giao thông
nông thôn nhằm đảm bảo tất cả các xã, trung tâm cụm xã đều có đƣờng cho phƣơng tiện cơ giới vào đến trung tâm.
- Trong những năm qua, nông thôn tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực về hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển của nông thôn còn một số tồn tại đó là: kiến trúc, văn hóa, xã hội, môi trƣờng…phần lớn còn tự phát, thiếu định hƣớng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất lao động thấp, chất lƣợng giáo dục, y tế phát triển chƣa tƣơng xứng với yêu cầu đổi mới. Vì vậy, UBND tỉnh Hòa Bình đã thông qua đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổng kinh phí để thực hiện đề án là 26.843 tỷ đồng (bình quân mỗi xã 140,5 tỷ đồng). Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đƣợc chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa – xã hội – môi trƣờng; về hệ thống chính trị thì huyện Đà Bắc là một trong những huyện đạt các tiêu chí thấp nhất.
- Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, một trong những mục tiêu cụ thể của chƣơng trình là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ, trƣớc hết là hạ tầng thiết yếu nhƣ: giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt…Tổng kinh phí cho chƣơng trình là 27.509 tỷ đồng.
- Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã thuộc vùng chuyển lòng hồ sông Đà. Song song với việc chuyển dân khỏi vùng lòng hồ sông Đà, Nhà nƣớc ta cũng đã và đang đẩy mạnh thực hiện và tăng nguồn vốn các chƣơng trình, dự án, tập trung giải quyết những khó khăn về đƣờng giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt…
Nhƣ vậy, từ nay đến năm 2020, tiềm năng phát triển các công trình xây dựng tại huyện Đà Bắc nói riêng hay tỉnh Hòa Bình nói chung còn rất lớn. Đây là những cơ hội cho Công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA giành đƣợc
nhiều hợp đồng xây dựng có giá trị, nhƣng cũng là thách thức bởi phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác trong ngành.
Chính sách phát triển nhân lực ngành Xây dựng: Bộ trƣởng Bộ Xây dựng
Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 838/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020. Đây là bƣớc đầu tiên thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực quốc gia đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của ngành Xây dựng, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực ngành Xây dựng nói chung và của từng đơn vị trong ngành nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty trong ngành Xây dựng nói chung và công ty TNHH Tƣ vấn Xây dựng và Thƣơng mại HCA nói riêng thu hút, tuyền dụng đƣợc nguồn nhân lực có trình độ, chất lƣợng cao.
Ban hành Luật, Nghị định, Thông tư: hàng loạt các Nghị định, Thông tƣ đã,
sắp ra đời thể hiện chủ trƣơng đúng đắn của Nhà nƣớc ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, giảm bớt các thủ tục hành chính, quyền lợi và trách nhiệm đƣợc quy định rõ ràng, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu, đề xuất đóng góp ý kiến xây dựng thể